PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 2 Hội nhập kinh tế quốc tế.doc

CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ BÀI 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (10 câu). Câu 1. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Hội nhập kinh tế quốc tế. B. Liên kết kinh tế quốc tế. C. Kết nối kinh tế quốc tế. D. Tích hợp kinh tế quốc tế. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn lực tài chính bên ngoài. B. Tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng kinh nghiệm quản lí bên ngoài. C. Giúp mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn đầu tư. D. Giúp nước này có thể chi phối nước khác về lĩnh vực kinh tế. Câu 3. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện theo các cấp độ nào dưới đây? A. Song phương, khu vực, toàn cầu. B. Song phương, đa phương, toàn diện. C. Thoả thuận, liên minh, hợp tác. D. Thoả thuận, liên kết, hoà nhập. Câu 4. Một quốc gia hợp tác với một quốc gia khác là hình thức hội nhập kinh tế A. đa phương. B. toàn diện. C. toàn cầu. D. song phương. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không phải là sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia. B. Giúp mỗi quốc gia có cơ hội thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. C. Góp phần tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư. D. Tạo cơ hội cho các nước trên thế giới được giao lưu, chia sẻ mọi mặt. Câu 6. Sự hợp tác giữa hai quốc gia, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung nhằm thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên là hình thức hội nhập kinh tế. A. đa phương. B. toàn cầu. C. quốc tế. D. song phương. Câu 7. Sự hợp tác được kí kết giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển là cấp độ hội nhập kinh tế A. đa phương. B. khu vực. C. toàn cầu. D. song phương. Câu 8. Quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, cùng nhau thỏa thuận,
cùng tham gia các tổ chức toàn cầu là hình thức hội nhập nào dưới đây? A. Hội nhập kinh tế đa phương. B. Hội nhập kinh tế khu vực. C. Hội nhập kinh tế toàn cầu. D. Hội nhập kinh tế song phương. Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng trách nhiệm của công dân về hội nhập kinh tế quốc tế? A. Doanh nghiệp thủy sản X tuân thủ đúng quy định về dán nhãn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc và các giấy chứng thư vệ sinh cần thiết khi xuất khẩu hàng hoá vào EU. B. Ông H giao sai số lượng hàng hóa so với thỏa thuận trong hợp đồng đã kí kết với đối tác nước ngoài. C. Ông K tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá của mình để khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. D. Công ty Y thay đổi mẫu mã ghế ghỗ khác với mô tả sản phẩm trong hợp đồng với đối tác nước ngoài. Câu 10. Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển thì cần A. chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với các quốc gia/vùng lãnh thổ. B. chỉ lựa chọn phát triển quan hệ kinh tế với các quốc gia phát triển. C. chỉ lựa chọn liên kết, hợp tác với các quốc gia trong khối Asean. D. chủ động tách biệt quan hệ thương mại với nước láng giềng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/ sai (10 câu). Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau: Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”; ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”; ngày 05/02/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”. (Nguồn: Theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế) A. Thông tin trên thể hiện chủ trương và quyết tâm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế. Đ B. Việc hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần chú trọng lĩnh vực kinh tế. S C. Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững. Đ D. Mở rộng hợp tác quốc tế sẽ khiến Việt Nam bị lệ thuộc vào các quốc gia khác S Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau: Việc thực hiện chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt
Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó, nổi bật là: Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác được mở rộng. (Nguồn: Theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế) A. Thông tin trên cho thấy được lợi ích thiết thực từ việc hội nhập kinh tế quốc tế. Đ B. Liên kết, hợp tác với nhiều nước sẽ làm suy giảm tiềm lực kinh tế Việt Nam. S C. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Đ D.Hội nhập quốc tế sẽ làm mất độc lập, tự chủ và bản sắc dân tộc của các nước. S Câu 3: Đọc thông tin sau: Điều 12, Chương I - Chế độ chính trị, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Như vậy, có thể thấy rằng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam đã thể hiện đầy đủ, súc tích, cô đọng rất nhiều nội hàm mới làm cơ sở chính trị - pháp lý cho công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước ta trong giai đoạn phát triển mới. (Nguồn: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18(298), tháng 9/2015) A. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta dựa trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Đ B. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sẽ kìm hãm tiến bộ xã hội trên thế giới. S C. Việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung là cơ sở cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế. Đ D. Chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thiếu sự nhất quán trong đường lối. S Câu 4: Đọc thông tin sau:
Trong thời gian qua, xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, trong tình hình khu vực và thế giới mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn; xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Toàn cầu hóa đã trở thành một hiện tượng khách quan, một xu thế lớn của thế giới hiện đại, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức. Chính toàn cầu hóa đã đặt các quốc gia, bất kể giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ trước yêu cầu phải hội nhập quốc tế để tranh thủ cơ hội cho phát triển. Chính vì vậy, Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos vào năm 1999 đã khẳng định toàn cầu hóa không chỉ là “xu thế” mà đã là một “thực tế” trong đời sống quốc tế. (Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18(298), tháng 9/2015) A. Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia. Đ B. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ chỉ mang lại những thuận lợi, lợi ích cho tất cả các quốc gia. S C. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là thời cơ vừa là thách thức của các quốc gia trên thế giới. Đ D. Chỉ các nước nhỏ, nghèo mới cần hội nhập kinh tế quốc tế. S Câu 5: Đọc thông tin sau: Trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Quan hệ song phương và đa phương ngày càng được củng cố, phát triển và dần đi vào chiều sâu. Chúng ta đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều nước, trong đó với tất cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tạo ra chuyển biến mới về chất trong hoạt động đối ngoại. Việt Nam ngày càng thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình liên kết khu vực và thế giới. Là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995, nước ta tham gia tích cực và đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tham gia các tổ chức và diễn đàn khác như Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), Cộng đồng kinh tế châu Á - Thái bình dương (APEC) Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS), Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào không liên kết... Nước ta đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực và đang đàm phán các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác hợp tác kinh tế khu vực (RCEP). (Nguồn: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18(298), tháng 9/2015) A. Việt Nam hội nhập kinh tế với nhiều cấp độ: song phương, khu vực và quốc tế. Đ B. Việt Nam chỉ chú trọng hội nhập kinh tế khu vực vì các nước trong khu vực có đặc điểm, vị trí địa lí tương đồng sẽ thuận lợi cho quá trình hợp tác. S

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.