Content text 19. Đề thi thử bám sát cấu trúc đề minh họa TN THPT 2024 - Môn Sinh Học - Đề 19 - File word có lời giải.docx
Trang 1 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 19 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2024 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 81: Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ gì? A. cộng sinh. B. cạnh tranh. C. sinh vật này ăn sinh vật khác. D. kí sinh. Câu 82: Trong các phân tử sau, phân từ nào trực tiếp làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptít? A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 83: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thực vật đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật. B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể. C. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín. D. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. Câu 84: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường. C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. Câu 85: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN? A. Trên mạch khuôn 5’ → 3’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục. B. Enzim ADN pôlimeraza tham gia tháo xoắn phân tử ADN. C. Enzim ligaza xúc tác tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5 ’ → 3 ’ . D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5 ’ → 3 ’ . Câu 86: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A. Mang của cá và mang của tôm. B. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế trũi. C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. D. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. Câu 87: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,7. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5. Câu 88: Trong phương pháp tạo giống thực vật, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc để tạo ra các dòng thuần chủng, các dòng thuần tạo ra nhằm vào mục đích A. loại bỏ một số gen lặn có hại. B. tạo ra các dòng chứa toàn gen trội. C. tạo ra có dòng có ưu thế lai cao. D. duy trì đặc điểm quý của giống. Câu 89: Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội, người ta thường sử dụng phép lai A. lai phân tính. B. lai thuận nghịch. C. lai phân tích. D. tự thụ phấn. Câu 90: Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, Vùng khởi động (P) nằm trong cấu trúc operon Lac có vai trò rất quan trọng trong sự điều hòa hoạt động các gen cấu trúc (Z, Y, A) của operon, Vùng khởi động là A. Vùng chứa bộ ba quy định axit amin mở đầu của chuỗi polipeptit. B. Trình tự các nuclêôtít nằm trước gen cấu trúc Z, là vị trí để cho protein ức chế bám vào. C. Trình tự các nuclêôtít nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc của gen và chứa tín hiệu mã hóa cho axit amin mở đầu. D. Trình tự các nuclêotít nằm trước vùng vận hành (O), đây là vị trí để enzym ARN-polymeraza bám vào khởi động quá trình phiên mã các gen Z, Y, A. Câu 91: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ Sâu Gà Cáo Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là A. cáo. B. sâu. C. thỏ. D. hổ.
Trang 2 Câu 92: “Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin càng có xu hướng giống nhau và ngược lại” là biểu hiện của bằng chứng A. tế bào học. B. sinh học phân tử. C. phôi sinh học. D. giải phẫu so sánh. Câu 93: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm thuộc loài này là A. 48. B. 23. C. 25. D. 28. Câu 94: Ở sinh vật nhân thực, mARN trưởng thành là loại mARN A. được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn intron khỏi mARN sơ khai. B. được tạo ra trực tiếp từ mạch khuôn của phân từ ADN mẹ. C. sau khi được tổng hợp thì nó cuộn xoắn để thực hiện chức năng sinh học. D. được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn êxôn khỏi mARN sơ khai. Câu 95: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBbDD giảm phân bình thường tạo ra bao nhiêu loại giao tử? A. 8. B. 2. C. 4. D. 6. Câu 96: Theo lý thuyết, phép lai AbAb abab tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen ab ab là A. 25%. B. 75%. C. 100%. D. 50%. Câu 97: Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO 2 ? A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH) 2 . C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H 2 SO 4 . Câu 98: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 99: Các tế bào lưỡng bội của hai loài thực vật khác nhau có thể được dung hợp thành một tế bào lai nhờ kĩ thuật dung hợp tế bào trần. Tế bào dung hợp sẽ phát triển thành cây lai A. sinh dưỡng. B. song nhị bội. C. tứ bội đồng nguyên. D. lưỡng bội dị nguyên. Câu 100: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình hoa đỏ? A. AaBb. B. AAbb. C. aaBB. D. Aabb. Câu 101: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các loài nấm đều là sinh vật phân giải. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. D. Vi sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. Câu 102: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây? A. Thực quản. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già. Câu 103: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST. B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến. C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST. D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới. Câu 104: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội – lặn hoàn toàn, tần số hoán vị gen giữa A và B là 40%, giữa D và E không có hoán vị gen. Xét phép lai P: DedEdEABAb XXXY abab . Kiểu hình DedEABXX ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 18,25% B. 12,5% con C. 22,5% D. 10% Câu 105: Ví dụ nào sau đây thuộc loại cách li sau hợp tử? A. Cóc không sống cùng môi trường với cá nên không giao phối với nhau.
Trang 3 B. Một số cá thể cừu có giao phối với dê tạo ra con lai nhưng con lai thường bị chết ở giai đoạn non. C. Ruồi có tập tính giao phối khác với muỗi nên chúng không giao phối với nhau. D. Ngựa vằn châu Phi và ngựa vằn châu Á sống ở hai môi trường khác nhau nên không giao phối với nhau. Câu 106: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này? A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau. B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích. D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 107: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit. B. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit. C. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit. D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit. Câu 108: Quan sát thí nghiệm ở hình bên, Hãy cho biết nhận xét nào sau đây về thí nghiệm này sai? A. Do hô hấp của hạt, CO 2 tích lũy lại trong bình. CO 2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình. B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO 2 . C. Trong bình chứa hạt nảy mầm đang diễn ra quá trình hô hấp mạnh mẽ. D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO 3 . Nước vôi bị vẩn đục Câu 109: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể (M, N và P) thuộc cùng loài thu được kết quả như sau: Quần thể Số lượng cá thể của nhóm Tuổi trước sinh sản Tuổi đang sinh sản Tuổi sau sinh sản M 150 150 70 N 200 150 100 P 150 220 250 Nhận định não sau đây sai? A. Quần thể M có tháp tuổi dạng ổn định. B. Số lượng cá thể của quần thể N đang trong giai đoạn tăng lên. C. Nếu khai thác với mức độ lớn như nhau thì quần thể p sẽ khôi phục nhanh nhất. D. Quần thể M có kích thước nhỏ nhất. Câu 110: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cần bằng nội môi có chức năng: A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định. B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh. C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon. D. Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể. Câu 111: Ở người gen quy định nhóm máu có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó kiểu gen I A I A và I A I 0 đều quy định nhóm máu A; kiểu gen I B I B và I B I 0 đều quy định nhóm máu B; kiểu gen I A I B quy định nhóm máu AB; kiểu gen I 0 I 0 quy định nhóm máu O. Bệnh mù màu do một gen có 2 alen quy định, trội hoàn toàn và nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Cho sơ đồ phả hệ
Trang 4 Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả mọi người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 4 người trong phả hệ. II. III 1 và III 5 có kiểu gen giống nhau. III. II 2 và II 4 có thể có nhóm máu A hoặc B. IV. Cặp vợ chồng III 3 – III 4 sinh con nhóm máu O và không bị bệnh với xác suất 3/16 A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 112: Thí nghiệm về tác động của nhiệt độ lên mối quan hệ cạnh tranh khác loài của 2 loài cá hồi suối Salvelinus malma và S.leucomaenis đã được thực hiện. Hai loài cá này phần lớn phân bố tách biệt theo độ cao. Chọn ba nhóm cá thể gồm nhóm cá thể có phân bố tách biệt của S.malma, S.leucomaenis và các cá thể cùng khu phân bố của của cả 2 loài. Cả ba nhóm đều được thí nghiệm với nhiệt độ thấp (6°C) và nhiệt độ cao (12°C). Kết quả thí nghiệm như hình bên dưới; biết rằng trên thực tế thường gặp các quần thể của S.malma ở vùng có nhiệt độ thấp (6°C) và quần thể S.leucomaenis ở vùng có nhiệt độ cao hơn (12°C). Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về kết quả thí nghiệm trên? I. Loài S.leucomaenis có ổ sinh thái hẹp hơn loài S.malma. II. Loài S.malma phân bố tại vùng có độ cao cao hơn loài S.leucomaenis. III. Sự cạnh tranh giữa hai loài cá này chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ cao. IV. Loài S.leucomaenis có thể thích ứng với nhiệt độ thấp tốt hơn loài S.malma. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 113: Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ (%) các loại cá theo độ tuổi (tính theo năm) ở từng vùng như sau: Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 Tuổi 9 Tuổi 10 Vùng A 13 43 27 9 8 0 0 0 0 Vùng B 3 5 13 51 16 7 5 0 0 Vùng C 1 3 4 6 18 39 21 8 0 Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau. I. Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng. II. Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất. III. Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý. IV. Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể phát triển ổn định. Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?