Content text CTCH.pdf
Edited by Phan Thảo Mi My 1 BIẾN CHỨNG GÃY XƯƠNG Biến chứng sớm 1. Shock chấn thương 2. Tắc mạch máu do mỡ 3. CEK 4. Tổn thương mạch máu và thần kinh chính 5. Gãy hở nhiễm trùng Biến chứng muộn 6. Rối loạn dinh dưỡng 7. Viêm xương 8. Biến chứng sự liền xương: Can lệch, khớp giả và chậm liền xương Shock 1) Nguyên nhân - NN gây ra shock là do đau và mất máu - Là biến chứng thường gặp nhất và có liên quan đến tính mạng bệnh nhân nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. 2) Tiên lượng - Tiên lượng khả năng 1 xương gãy có thể bị choáng dựa vào : Mức độ trầm trọng của xương gãy Gãy xương lớn: gãy xương chậu, xương đùi Gãy nhiều xương Gãy xương có tổn thương mô mềm nhiều Gãy xương ở trẻ em, người già Nạn nhân nhiều thương tích 3) Phát hiện sớm Dấu hiệu phát hiện sớm shock chấn thương. Dựa vào Chỉ số shock : Chỉ số choáng = Mạch HATThu ≥ 1 , (bt = 0,5) CRT > 2s Niêm mạc nhạt, da xanh xao, tay chân lạnh, mũi lạnh 4) Dự phòng - Dự phòng shock CT trong gãy xương: Thực hiện thật sớm Bất động tốt vùng xương gãy Giảm đau Bù dịch (có thể bù máu) 5) Điều trị - Điều trị càng sớm càng tốt dễ có hiệu quả - Dự phòng sớm shock chấn thương là tốt nhất - Cầm chảy máu - Giảm đau Gây tê ổ xương gãy dùng Novocain 1-2% Bất động sớm xương gãy - Điều trị theo phác đồ chung của shock chấn thương: bù lại đầy đủ máu và các chất điện giải, oxy
Edited by Phan Thảo Mi My 2 Hội chứng tắc mạch máu do mỡ 1) Định nghĩa : chỉ sự tắc nghẽn các mạch máu trong các mao mạch phổi bởi những giọt mỡ 2) Sinh lí bệnh: 3 giai đoạn theo Hoffman : tăng áp lực trong ống tủy xương -> trào tủy xương vào trong máu -> tắc nghẽn mạch ở phổi -> suy hô hấp 3) Các yếu tố giúp TMMDM tăng nặng 1. Liên quan đến xương gãy: Gãy 1 xương lớn, gãy nhiều xương, Gãy xương có dập nát nhiều mô mềm, Gãy xương không được bất động hoặc xử trí thô bạo (đóng đinh nội tủy sớm 24h đầu) 2. Liên quan đến bệnh kèm: bệnh suy hô hấp kèm theo 3. Liên quan đến tổng trạng: nạn nhân bị choáng chấn thương, đa thương 4) Chẩn đoán phát hiện sớm LS kinh điển Suy hô hấp Hôn mê Đốm xuất huyết dưới da 5) Điều trị Thực hiện các biện pháp dự phòng sớm Gây tê ổ gãy và bất động xương gãy Điều trị và khắc phục sớm shock chấn thương Xử trí nhẹ nhàng gãy xương: không đóng đinh nội tủy sớm trong 24h đầu Xử trí sớm cấp cứu các thương tích kèm theo Phát hiện sớm TMMDM và điều trị thở oxy sớm (trong giai đoạn khoảng tỉnh) Hội chứng CEK 1) Định nghĩa - CEK chỉ sự tăng cao áp lực trong 1(hay nhiều) khoang làm giảm lưu thông máu qua khoang, dẫn tới thiếu máu cục bộ - (Áp lực trong khoang lành mạnh bình thường là 0-5 mmHg, khi áp lực trong khoang ≥ 30 mmHg thì xuất hiện hội chứng CEK) 2) Phân loại - Đe dọa CEK: biểu hiện bằng triệu chứng lâm sàng duy nhất là đau theo 3 cách Đau tự nhiên, dữ dội, ngày càng tăng Đau khi sờ lên mặt da cứng và căng bóng ở vùng khoang bị chèn ép Đau khi kéo dài thụ động cơ nằm trong khoang bị chèn ép - CEK rõ rệt: Đau Cảm giác tê, kiến bò Giảm cảm giác Rối loạn vận động Mất mạch 3) Điều trị:
Edited by Phan Thảo Mi My 3 Dựa vào - Thời gian CEK? - Áp lực cụ thể? Điều trị cụ thể Trong giai đoạn đe dọa CEK và thời gian chèn ép <6h : điều trị bảo tồn Tháo bỏ các nguyên nhân gây chèn ép ở bên ngoài Cho thuốc giảm đau Kê cao chi Theo dõi sát diễn tiến của CEK từng giờ CEK từ 6h-15h phải phẫu thuật tức thì CEK >15h cần cân nhắc giữa phẫu thuật giải chèn ép và phẫu thuật đoạn chi 4) Chẩn đoán - Có CEK không? - Có bao nhiêu khoang bị chèn ép? - Xác định thời gian CEK là bao lâu? Để chọn cách điều trị thích hợp Biến chứng các mạch máu lớn 1) Các triệu chứng lâm sàng - Mất mạch vùng hạ lưu dưới nơi tổn thương - Sờ vào da vùng chi phía dưới nơi tổn thương đến đầu chi thấy lạnh - Màu sắc da đầu chi nhợt nhạt - Đầu búp các ngón không căng phồng - CRT > 2s 2) CLS - Siêu âm Doppler - Chụp XQ động mạch - Chụp DSA, MSCT Để xác định có tắc nghẽn không, vị trí và mức độ 3) Điều trị - Nếu có dấu hiệu nghi ngờ tổn thương mạch máu sau gãy xương - Các trường hợp rách hoặc đứt mạch máu phải phẫu thuật để phục hồi tổn thương Biến chứng chèn ép thần kinh ngoại biên 1) Nguyên nhân: Thường đa số thần kinh bị chèn ép cấp tính do - Các đoạn gãy di lệch - Máu tụ 2) Ví dụ - Liệt thần kinh quay trong gãy thân xương cánh tay - Liệt thần kinh giữa trong gãy trên 2 lồi cầu xương cánh tay trẻ em - Liệt thần kinh hông khoeo ngoài ở gãy chỏm xương mác 3) Chẩn đoán - Các chèn ép cấp tính thường biểu hiện bằng các dấu hiệu điển hình của rối loạn cảm giác và vận động
Edited by Phan Thảo Mi My 4 - Do vậy khi đã khẳng định 1 gãy xương bất kì nào đều phải tìm kèm có các dấu hiệu của tổn thương thần kinh ngoại biên hay không - CLS: Đo điện thần kinh-cơ (EMG), chụp MRI 4) Điều trị - Phải nắn sớm và nhẹ nhàng hết các di lệch của gãy xương - Nếu sau nắn các dấu hiệu thần kinh không hết hoặc tăng nặng (trong 4-5 tuần lễ tiếp theo), có chỉ định phẫu thuật để kiểm tra và điều trị Hội chứng rối loạn dinh dưỡng 1) Định nghĩa - Đây là biến chứng rối loạn lưu thông máu do cơ chế rối loạn vận mạch thần kinh xảy ra sau 1 gãy xương (chấn thương) hay sau 1 viêm tấy 2) 2 yếu tố - Đau đớn - Bất động tuyệt đối kéo dài 3) Chẩn đoán - Đau nhức - Phù nề vùng rối loạn dinh dưỡng lúc khởi đầu. Khi tiến triển muộn sau này lại là teo cơ, kèm theo xơ dính ở các khớp - Mất cơ năng - Các dấu hiệu rối loạn vận mạch Màu da có khi đỏ sẫm, khi lại nhợt nhạt hoặc tím tái Nhiệt độ da khi nóng hơn, khi lạnh hơn so với bên đối diện Ra mồ hôi nhiều hơn bình thường ở thời kì đầu, sau này da lại khô ráo, ít ra mồ hôi Xuất hiện các dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng rõ rệt ở giai đoạn muộn hoặc các trường hợp biến chứng nặng: teo cơ, các ngón tay thon nhỏ búp măng, mất các nếp da, da nhẵn láng và mỏng, móng tay sù sì khô, có vết nứt dễ gãy, hệ thống lông phát triển mạnh ban đầu, về sau rụng lông - Hình ảnh XQ điển hình, xuất hiện khá sớm: loãng xương lốm đốm không đều, hình ảnh các bờ các xương lại rõ nét, như tô bằng bút 4) Điều trị - Thuốc chống viêm - Bất động khi vận động đau - VLTL 5) Dự phòng - Tránh mọi biện pháp gây đau đớn - Tập vận động chủ động sớm không gây đau đớn