Content text ĐỀ 3 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 (FORM TT-7791).docx
BỘ ĐỀ ÔN CUỐI KÌ II – HÓA 10 3 Đăng kí học T. Hoàng: 0905541957 | SGK Hóa 12: KNTT + CD + CTST (b) Chloramin-B được dùng phun khử khuẩn phòng dịch covid – 19. (c) Hydrofluoric acid không nguy hiểm vì nó là một acid yếu. (d) Muối là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước javel. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong quy trình sản xuất sulfuric acid, xảy ra phản ứng hoá học: 2SO 2 (g) + O 2 (g) 25VO 2SO 3 (g) a) Xúc tác V 2 O 5 sẽ dần chuyển hoá thành chất khác nhưng khối lượng của V 2 O 5 không thay đổi. b) Khi giảm nhiệt độ của phản ứng thì tốc độ phản ứng giảm xuống. c) Trong quá trình phản ứng thì nồng độ SO 2 tăng còn nồng độ SO 3 giảm dần. d) Khi tăng áp suất khí SO 2 hoặc O 2 thì tốc độ phản ứng đều tăng. Câu 2. Chlorine dễ dàng tác dụng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường, tạo thành nước Javel (Gia-ven) theo phản ứng sau: Cl 2 + NaOH → NaCl + NaOCl + H 2 O (*) a) Trong phản ứng (*), chlorine chỉ thể hiện tính oxi hóa. b) Đun nóng phản ứng (*) thì phản ứng xảy ra nhanh hơn và sản phẩm của phản ứng không thay đổi. c) Nước Javel (chứa NaClO, NaCl và một phần NaOH dư) được dùng làm chất tẩy rửa, khử trùng. d) Khi cho cánh hoa hồng vào dung dịch nước Javel thì thấy cánh hoa dần mất màu hồng và chuyển sang màu trắng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Sự có mặt của khí SO 2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid. Nồng độ của SO 2 có thể xác định bằng cách chuẩn độ với dung dịch pemanganat theo phản ứng sau: SO 2 + KMnO 4 + H 2 O → K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 SO 4 Biết một mẫu không khí phản ứng vừa đủ với 125 mL dung dịch KMnO 4 0,008 M. Tính khối lượng (gam) của SO 2 có trong mẫu không khí đó. Câu 2. Khi cho từ từ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa từng dung dịch potassium fluoride, hydrochloric acid, sodium bromide, hydroiodic acid. Có bao nhiêu ống nghiệm tạo kết tủa với dung dịch silver nitrate? PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Cho phản ứng đơn giản sau: H 2 (g) + Cl 2 (g) 2HCl(g) a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên. b) Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi nồng độ H 2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl 2 . Câu 2. Đốt cháy khí methane (CH 4 ) bằng khí oxygen thu được khí carbon dioxide và hơi nước. Biết nhiệt tạo thành chuẩn (Δ f H 0 298 , kJ/mol) của CH 4 (g), CO 2 (g) và H 2 O(g) lần lượt là: –74,9, –393,5, –285,8. Viết phương trình nhiệt hóa học của phản ứng đốt cháy trên và cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Câu 3. Nước biển có chứa một lượng nhỏ muối sodium bromide và potassium bromide. Trong việc sản xuất bromine từ các bromide có trong tự nhiên, để thu được 1 tấn bromine phải dùng hết 0,6 tấn chlorine. Việc tiêu hao chlorine như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với lượng cần dùng theo lý thuyết? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.