PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text A 262.9_HUONG DAN MUC VU HON NHAN - DANG DUC NGAN.pdf

Hôn Nhân Công Giáo theo Giáo Luật và Hướng dẫn Mục vụ Gm. Giuse Đặng Đức Ngân Theo Humanae Vitae 8: “Trong hôn nhân, vợ chồng dâng hiến thân xác cho nhau bằng một cử chỉ đặc biệt và giới hạn giữa hai người, để kết hợp với nhau nên một, với mục đích giúp nhau phát triển con người và cộng tác với Thiên Chúa để sinh sản và giáo dục những sự sống mới” Trong ngày Hội ngộ Linh mục Giáo tỉnh Hà-Nội trong Năm Thánh Linh mục, là dịp để các linh mục gặp nhau trong tinh thần của mầu nhiệm Giáo hội; sống tinh thần hiệp thông giữa các linh mục cùng Giáo tỉnh và có thời gian nhìn lại hành trình Mục vụ của mình theo Ơn gọi và Sứ vụ. Chúng ta có giờ tĩnh lặng với Chúa, có giờ gặp gỡ và sẻ chia về Đức Tin và đời sống Ơn Thánh, và có giờ học hỏi thêm về Mục vụ của Ơn gọi Linh mục, hiện thân của Chúa Giêsu Kitô nơi Giáo hội và trong thế giới hôm nay. Điều các linh mục thấy cần lưu ý nhất là mục vụ Hôn nhân trước những thách đố của thời đại, chúng ta phải làm gì để giúp đỡ các bạn trẻ chuẩn bị bước vào cuộc sống gia đình ? Chúng ta phải làm gì để nâng đỡ các anh chị đang sống ơn gọi gia đình ? và chúng ta phải trả lời và giúp đỡ ra sao các đôi hôn nhân gặp khủng khoảng và rất cần sự giúp đỡ của G.Hội ? Để có thể giúp chúng ta trong đời sống phục vụ Dân Chúa về hôn nhân gia đình, chúng ta cùng tìm hiểu Hôn nhân theo Giáo luật và theo Tông huấn của Giáo hội, đặc biệt là Tông huấn của các Đức Giáo Hoàng về gia đình. I/ Ý NGHĨA CỦA HÔN NHÂN I.1. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người theo hình ảnh Ngài (St 1, 26-27); chính vì tình yêu mà Thiên Chúa đã cho con người bước vào cuộc sống với huyền nhiệm của tình yêu vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4,8). Khi Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ theo hình ảnh Ngài, Thiên Chúa đã ghi dấu nơi đó ơn gọi và những khả năng và trách nhiệm để mời gọi con người sống tình yêu và hiệp thông theo Hình ảnh Tình Yêu và Hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chính
tình yêu thương đã trở nên căn tính và bẩm sinh của con người. Con người có linh hồn biểu lộ nơi thân xác, nên được mời gọi sống yêu thương biểu lộ con người là đỉnh cao của công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa trước toàn thể tạo vật hữu hình. Con người được khai sinh từ lời mời gọi bước vào sự hiện hữu có nam có nữ, bình đẳng với nhau và đều được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa. I.2. Nguồn gốc của Hôn nhân: Công đồng Vaticano II qua Hiến chế Mục vụ của Giáo hội trong thế giới ngày nay đã xác định: “Đấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Đời sống chung thủy này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. Như thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị trước mặt xã hội nữa. Vì lợi ích của lứa đôi, của con cái và của xã hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc sở thích của con người. Chính Thiên Chúa là Đấng Tác Tạo Hôn Nhân, phú bẩm những lợi ích và mục tiêu khác nhau (GS 48); Thông điệp Humanae Vitae của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI xác nhận: “Hôn nhân không phải do ngẫu nhiên hay do sự biến hóa của các sức mạnh vô tri trong thiên nhiên tạo thành. Hôn nhân là do một sự sắp đặt khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa để thực hiện ý định yêu thương của Ngài giữa nhân loại” I.3. Mục đích của Hôn nhân Theo Humanae Vitae 8: “Trong hôn nhân, vợ chồng dâng hiến thân xác cho nhau bằng một cử chỉ đặc biệt và giới hạn giữa hai người, để kết hợp với nhau nên một, với mục đích giúp nhau phát triển con người và cộng tác với Thiên Chúa để sinh sản và giáo dục những sự sống mới” “Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly” (GS 48). Từ đó, chúng ta có thể thấy Hôn nhân theo Giáo hội gồm có hai mục đích Gl 1055 §1: a. giao ước hôn nhân tự bản chất, hướng về thiện ích của đôi bạn; b. sinh sản và giáo dục con cái. Theo Hiến chế Gaudium et Spes: Bởi giao ước hôn nhân, người nam và người nữ “không còn là hai, nhưng là một xương thịt” (Mt 19,6) phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày đầy đủ hơn. Hôn nhân hết sức quan
trọng đối với “sự tiếp nối nhân loại, sự phát triển cá nhân, sự phát triển phần rỗi đời đời cho mỗi thành phần trong gia đình. Phát triển đối với phẩm giá, sự vững trãi, an bình và thịnh vượng của chính mình và xã hội”, hôn nhân giúp con người phát triển bản thân, phát triển gia đình và xã hội, vươn đến hạnh phúc toàn diện của con người. I.4. Hôn nhân Công Giáo là Bí Tích: Trong Giáo huấn của Giáo hội qua văn kiện của Công đồng Vaticano II trong Hiến chế Gaudium et Spes : “Chúa Kitô ban dồi dào ơn phúc cho tình yêu muôn hình ấy, một tình yêu phát xuất từ nguồn mạch tình yêu Thiên Chúa và được tác thành theo gương của Chúa Kitô và Giáo Hội. Thực vậy, như xưa kia Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài bằng một giao ước yêu thương và trung thành, ngày nay Đấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Giáo Hội, cũng đến với đôi vợ chồng qua Bí Tích Hôn Phối. Người còn ở lại với họ để hai vợ chồng cũng mãi mãi trung thành yêu thương nhau bằng sự tự hiến cho nhau như Người đã yêu thương Giáo hội và đã nộp mình vì Giáo hội...Bởi đó, vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích riêng để được lãnh nhận các bổn phận và phẩm giá của bậc sống họ. Nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô để chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình họ, nhờ đó tất cả đời sống của họ được thấm nhuần đức tin, cậy, mến và càng ngày họ càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau: và bởi đấy, cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa”(GS 48). Giáo luật điều 1055 §2 đã xác nhận: Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn nhân giữa hai người đã được Rửa tội lên hàng Bí tích. Chúng ta vừa tìm hiểu sơ lược về Hôn nhân dưới ánh sáng Tin Mừng và Giáo Huấn của Giáo Hội Công Giáo. Hội Thánh ngày nay có những qui định Giáo luật liên quan tới hôn nhân bao gồm 2 loại: Loại 1: Những điều không thể thay đổi vì là Luật của Thiên Chúa (Luật Mạc Khải hay Tự nhiên); Loại 2: Những qui định có thể thay đổi vì căn cứ theo hoàn cảnh xã hội dân sự hay văn hóa và những hướng dẫn mục vụ cần thiết cho sinh hoạt của cộng đoàn. Bộ Giáo Luật 1983 của Giáo Hội Latinh đã nêu ra những qui định về loại 1 “Luật của Thiên Chúa (Tự nhiên)”, và một số hướng dẫn cho qui định về loại 2 cho Giáo
hội địa phương. Chúng ta nhận thấy những qui định Giáo luật và Mục vụ đều qui về Ba điều kiện chính để việc kết hôn được tiến hành tốt đẹp: 1. Xác định đôi bạn có khả năng kết hôn và không có ngăn trở 2. Đôi bạn hoàn toàn tự do và tự nguyện. 3. Cử hành kết hôn theo thể thức Phụng vụ và Giáo luật qui định. Những qui định về cử hành Hôn nhân của mỗi Giáo phận đều có nguồn gốc từ Giáo luật, từ dân luật hiện hành và từ tình hình hoàn cảnh riêng của mỗi giáo phận. Đức Giám mục Giáo phận có trách nhiệm qui định các thủ tục cử hành hôn nhân, năng quyền chứng hôn cho các linh mục. Ngài cũng có quyền ra luật và miễn chuẩn nhiều qui định giáo luật trong Giáo phận của mình. II/ MỤC VỤ HÔN NHÂN: II.1. TRƯỚC KHI CỬ HÀNH BÍ TÍCH HÔN NHÂN : II.1.1. Liên quan tới những người dự định kết hôn: Quyền kết hôn và lập gia đình là một quyền căn bản của con người được Giáo luật và Dân luật tôn trọng và bảo vệ. Do đó, những ai không bị luật cấm đều có quyền kết hôn, tuy nhiên chúng ta cần phải xem người đó có liên quan tới những qui định của giáo luật: * Về tuổi tác : Điều luật 1083 §1 hạn định tuổi kết hôn là người nam tròn 16 tuổi, người nữ tròn 14 tuổi, tuy nhiên §2 trao cho HDGM quyền ấn định tuổi phù hợp với quốc gia, nền văn hóa nước đó. Tại Việt-Nam, HDGM VN ấn định người nam 20 tuổi và người nữ 18 tuổi kết hôn hợp thức; nếu có trường hợp đặc biệt phải xin phép Đấng Bản Quyền Giáo phận. * Về sức khỏe: Người nam và người nữ phải là những người lành mạnh và trưởng thành về tâm sinh lý. Trên nguyên tắc dù người nam hay người nữ mắc bệnh gì cũng có quyền kết hôn, với điều kiện là người phối ngẫu đã được thông báo trước và vẫn đồng ý kết hôn (bệnh xã hội...). Tuy nhiên, với một người không có khả năng sống đời vợ chồng (như điên khùng hay bất lực giao hợp vĩnh viễn) thì tiêu hủy hôn nhân (đ.1084)

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.