PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ-GV.docx

SINH THÁI HỌC CÁ THỂ - PHẦN I PHẦN I - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quần thể là A. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. B. tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. C. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. D. tập hợp các cá thể cùng chi, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. Câu 2. Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể? A. Tập hợp cây săng lẻ (Lagerstroemia angustifolia) ở Tương Dương, Tuyên Quang. B. Tập hợp cò trắng (Egretta gaetta) ở Thung Nham, Ninh Bình. C. Tập hợp cây bần chua (Sonneratia caseolaris) sống trong rừng ngập mặn. D. Tập hợp đàn gà tre (Gallus gallus domesticus) nhốt trong lồng ở góc chợ. Câu 3. Cho những nội dung dưới đây, nội dung nào không đúng khi nói về quần thể? A. Quần thể là hệ thống mở, trong đó các cá thể thường xuyên trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nhằm đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản, duy trì sự tồn tại của quần thể. B. Giữa các cá thể trong quần thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng với ngoại cảnh hình thành một cấu trúc hoàn chỉnh. C. Quần thể trong tự nhiên thường có xu hướng tập trung các cá thể tại một khu vực. D. Khi phát tán tới khu vực địa lí mới cá thể không thích nghi sẽ bị đào thải. Câu 4. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? A. Các cây cọ sống trên một quả đồi. B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. C. Các con chim sống trong một khu rừng. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ. Hướng dẫn giải Đáp án: C Giải thích: "Các con chim sống trong một khu rừng" không phải là quần thể vì đây là tập hợp của nhiều loài chim khác nhau, không phải các cá thể cùng loài. Câu 5. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. Câu 6. Ví dụ nào sau đây không phải là tổ chức quần thể? A. Tập hợp các con voi châu phi tại công viên quốc gia. B. Tập hợp các cây tre trong bụi tre đầu làng. C. Tập hợp đàn cá mòi dưới đại dương. D. Tập hợp các con chim trong rừng. Hướng dẫn giải Đáp án: D Giải thích: "Tập hợp các con chim trong rừng" không phải là tổ chức quần thể vì đây là tập hợp của nhiều loài chim, không chỉ một loài duy nhất, nên không đáp ứng định nghĩa quần thể.
Câu 7. “ Cầy Mongoose thay phiên nhau đứng ở vị trí cao để cảnh giới chim săn mồi cho cả đàn an toàn khi kiếm ăn”. Đây là ví dụ về A. quan hệ hỗ trợ. B. ăn thịt đồng loại. C. kí sinh đồng loại. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 8. “Các cây tre sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc”. Đây là ví dụ về A. quan hệ hỗ trợ. B. ăn thịt đồng loại. C. kí sinh đồng loại. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 9. Trong quần thể, mối quan hệ nào sau đây giúp đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể? A.Quan hệ hợp tác. B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể. C.Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ cạnh tranh. Câu 10. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A.Cỏ ven bờ hồ. B. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ. C.Cây trong vườn. D. Cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ. Câu 11. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa nào sau đây? A.Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. B.Sự phân bố các cá thể hợp lý hơn, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C.Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. D.Số lượng các cá thể trong quần thể luôn duy trì ở mức độ phù hợp. Hướng dẫn giải Đáp án A Giải thích: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giúp đảm bảo quần thể tồn tại ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái. Câu 12. Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A.Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. B.Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản. C.Cá ép sống bám trên cá lớn. D.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng. Hướng dẫn giải Đáp án A Giải thích: Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn là ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài, vì chúng phối hợp với nhau để bắt được nhiều cá hơn so với khi kiếm ăn riêng lẻ. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể? A.Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giúp các cá thể chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn. B.Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm giảm khả năng sinh sản của các cá thể. C.Kết quả của quan hệ hỗ trợ là một nhóm cá thể của quần thể sẽ tách ra tìm nơi ở mới. D.Các con đực tranh giành con cái là một biểu hiện của quan hệ hỗ trợ. Hướng dẫn giải Đáp án: A Giải thích: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giúp các cá thể chống chịu tốt hơn với điều kiện bất lợi, như thời tiết khắc nghiệt hoặc sự khan hiếm nguồn sống. Câu 14. Các cây thông nhựa sống liền nhau thường có hiện tượng liền rễ. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện của mối quan hệ A.hỗ trợ cùng loài. B. cộng sinh. C.hội sinh. D. kí sinh. Câu 15. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A.Các cây cỏ trên một cánh đồng cỏ. B. Các con cá ở hồ Tây. C. Các con bướm trong rừng Cúc Phương. D.Các cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn. Câu 16. Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong các quần thể tự nhiên. B. Khi mật độ các cá thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. C. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Khi mật độ quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở. Hướng dẫn giải Đáp án A Giải thích: Phát biểu này sai vì hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không phải là hiếm xảy ra, mà là một đặc điểm phổ biến trong các quần thể tự nhiên khi mật độ cá thể cao hoặc nguồn sống bị hạn chế. Câu 17. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? I. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường. II. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống. III. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm. IV. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể. A.2 B. 4 C.1 D. 3 Câu 18. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng cao quá mức tối đa thì A.sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. B.sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống. C.sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. D.sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu. Câu 19. Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ A.hỗ trợ. B. cộng sinh. C.hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 20. “Hải tượng phương nam (Mirounga leonina) đực đánh nhau giành con cái”. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào giữa các cả thể trong quần thể? A.hỗ trợ. B. cộng sinh. C.hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 21. Cá pecca châu âu (Perca fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào giữa các cả thể trong quần thể? A.Hỗ trợ nhau trong kiếm ăn. B. Ăn thịt đồng loại.
C. Kí sinh đồng loại. D. Cạnh tranh giành nguồn sống. Câu 22. Khi nói về vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Đảm bảo sự tăng kích thước không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 23. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong. Hướng dẫn giải Đáp án: C Giải thích: Sự cạnh tranh giữa các cá thể giúp duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường, hạn chế sự gia tăng quá mức. Câu 24. Quan hệ cạnh tranh là bao gồm A. sự tranh giành về nguồn sống, con cái để giao phối hoặc nơi ở giữa các cá thể trong quần thể. B. sự tranh giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng giữa các cá thể trong quần thể. C. sự tranh giành về con cái để giao phối giữa các cá thể trong quần thể. D. sự tranh giành về nguồn sống hoặc nơi ở giữa các cá thể trong quần thể. Câu 25. Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cạnh tranh giành nguồn sống, cạnh tranh giữa các con đực giành con cái (hoặc ngược lại) là hình thức phổ biến. II. Quan hệ cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. III. Cạnh tranh gay gắt làm quan hệ giữa các cá thể trở nên đối kháng là nguyên nhân chủ yếu gây diễn thế sinh thái. IV. Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật và di cư ở động vật làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. A.3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 26. Những trường hợp nào sau đây là do cạnh tranh cùng loài gây ra? I. Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả giảm mật độ cá thể của quần thể. II. Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. III. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau. IV. Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể. V. Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng thác nguồn sống của môi trường. A.I, II, III, IV. B. I, II, III, V. C. II, III, IV, V. D. I, III, IV, V. Câu 27. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? I. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. II. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. III. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. IV. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A.4. B. 1. C.3. D. 2. Hướng dẫn giải Đáp án C I: Đúng. Các cá thể yếu có thể bị đào thải khi cạnh tranh gay gắt.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.