PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 45 phút - Đề số 1.Image.Marked.pdf

Trang 1 ĐỀ 1.1 Câu 1: Oxit axit là A. hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác. B. là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. C. hợp chất của oxi với một kim loại. D. là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Câu 2: Dung dịch axit làm quỳ tím A. không đổi màu. B. chuyển sang màu đỏ. C. chuyển sang màu xanh. D. chuyển sang màu trắng. Câu 3: Chất có thể tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh là A. SiO2 B. CuO. C. Na2O. D. SO2. Câu 4: Đơn chất nào sau đây tác dụng với H2SO4 loãng sinh ra khí? A. Ag. B. Fe. C. C. D. Cu. Câu 5: Dãy các oxit đều phản ứng với nước ở điều kiện thường là: A. SO2, CuO, Na2O, P2O5. B. NO, CaO, SO3, N2O5. C. SO2, K2O, BaO, SO3. D. N2O5, Fe2O3, CuO, P2O5. Câu 6: Để làm khô hỗn hợp khí CO2 và SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng A. CaO. B. H2SO4 đặc. C. Mg. D. HCl. Câu 7: Có thể thu được khí CO2 từ hỗn hợp CO và CO2 bằng cách A. cho tác dụng với nước. B. cho hỗn hợp lội qua dung dịch Ca(OH)2 (dư) sau đó nhiệt phân CaCO3. C. cho tác dụng với oxi dư. D. không thể thu được khí CO2 từ hỗn hợp CO và CO2. Câu 8: Những chất nào sau đây đều là oxit bazơ? A. CO2, SO3, Na2O, NO2. B. CO2, SO2, H2O, P2O5. C. SO2, P2O5, CO2, N2O5. D. Na2O, CaO, FeO, CuO. Câu 9: Phản ứng giữa H2SO4 và NaOH là phản ứng A. trung hòa. B. phân hủy. C. thế. D. hóa hợp. Câu 10: Khí SO2 được điều chế từ cặp phản ứng A. K2SO3 và KOH. B. H2SO4 loãng và Cu. C. Na2SO3 và HCl. D. Na2SO4 và H2SO4. Câu 11: Phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 người ta dùng A. CuO. B. Fe(OH)2. C. Zn. D. Ba(OH)2. Câu 12: Dãy các chất phản ứng được với Na2O là: A. CO2, SO2, SO3, CO. B. SO2, H2O, CuO, NO. C. CO2, SO3, H2O, HCl. D. CO2, NO, H2SO4, HCl. Câu 13: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2. B. Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2. C. NaOH, CuO, Ag, Zn. D. Mg(OH)2, CaO, K2SO4, NaCl.
Trang 2 Câu 14: Chất khi tác dụng với dung dịch HCl tạo ra một dung dịch có màu vàng nâu là A. Cu. B. Fe. C. Fe2O3. D. ZnO. Câu 15: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl là: A. CuO, Fe2O3, CO2. B. CuO, P2O5, Fe2O3. C. CuO, SO2, BaO. D. CuO, BaO, Fe2O3. Câu 16: Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. NaOH, Ca(OH)2, H2O. B. CaO, K2SO4, Ca(OH)2. C. Ca(OH)2, H2O, HCl. D. NaCl, H2O, CaO. Câu 17: Để phân loại được các oxit (oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính, oxit trung tính) phải dựa vào A. khả năng phản ứng với axit hoặc kiềm. B. tính tan trong nước. C. thành phần phân tử. D. trạng thái của chất. Câu 18: Cho từ từ V lít dung dịch HCl 1M vào 10,6 gam Na2CO3 đến khi ngừng thoát khí. Giá trị của V là A. 0,1. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,4. Câu 19: Cho 12,4 gam Na2O hòa tan hoàn toàn trong 200 gam H2O. Nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch thu được là A. 5,84%. B. 7,53%. C. 4,00%. D. 6,20%. Câu 20: Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 7,42 gam. B. 8,48 gam. C. 9,54 gam. D. 7,00 gam. Câu 21: Hòa tan 6,4 gam đồng bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Câu 22: Nhận biết các chất rắn màu trắng: CaO, Na2O và P2O5 có thể dùng phương pháp A. hòa tan với nước và dùng quỳ tím. B. hòa tan với nước và dùng CO2. C. dùng dung dịch HCl. D. dùng quỳ tím và dùng khí CO2. Câu 23: Để hòa tan hoàn toàn 14 gam hỗn hợp CuO và MgO cần dùng 500 ml dung dịch HCl 1M. Số mol CuO trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,15 mol. B. 0,30 mol. C. 0,20 mol. D. 0,10 mol. Câu 24: Hòa tan 2,4 gam Mg bằng 100 ml dung dịch HCl 3M thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Câu 25: Cho 10 gam hỗn hợp hai kỉm loại Al và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 20%, thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là A. 4,6 gam. B. 6,4 gam. C. 5,4 gam. D. 4,5 gam. Câu 26: Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là A. MgO. B. BaO. C. CaO. D. FeO. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO bằng dung dịch HCl 0,8M vừa đủ. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng MgO trong hỗn hợp là A. 45,45%. B. 54,55%. C. 66,67%. D. 33,33%.
Trang 3 Câu 28: Cho sơ đồ: . X, Y, Z lần lượt là: o t +H2O +HCl C 3 aCO X Y Z A. CaO, Ca(OH)2, CaCl2. B. CaO, CaCl2, Ca(OH)2. C. Ca(OH)2, CaO, CaCl2. D. Ca(OH)2, CaCl2, CaO. Câu 29: Hòa tan 4 gam hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 2) cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 0,7M. Giá trị của V là A. 100. B. 150. C. 200. D. 250. Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam MgCO3 và MgO bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3%. Sau phản ứng thu được 3,36 lít (đktc). Khối lượng dung dịch axit cần dùng là A. 100 gam. B. 150 gam. C. 200 gam. D. 400 gam. ĐỀ 1.2 PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,5 ĐIỂM) Câu 1: Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng A. nước. B. quỳ tím. C. nước và quỳ tím. D. không phân biệt được. Câu 2: Nhóm gồm các chất tác dụng được với nước là: A. SO3, BaO, CO2. B. CuO, SO2, K2O. C. NO, CaO, BaO. D. Na2O, HCl, P2O5. Câu 3: Nhóm gồm các chất tác dụng được với khí CO2 là: A. CuO, Ca(OH)2, K2O. B. Na2O, Cu(OH)2, BaO. C. KOH, CaO, BaO. D. H2SO4, KOH, NaOH. Câu 4: Cho những chất sau: CuO, ZnO, Fe2O3, K2O chất nào có thể tác dụng được với nước tạo sản phẩm làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh? A. CuO. B. ZnO. C. Fe2O3. D. K2O. Câu 5: Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2, hiện tượng xảy ra là A. xuất hiện kết tủa màu trắng. B. xuất hiện chất kết tủa màu xanh lam. C. có khí thoát ra. D. không có hiện tượng gì. PHẦN TỰ LUẬN (7,5 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Điền công thức hóa học vào chỗ trổng vào hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) b) 2 2 4 ... H O  H SO B 2 4 aCl ... BaSO  HCl c) d) 2 2 ... HCl  MgCl  H O F 2 4 2 e  H SO ... H Câu 2 (2,5 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch không màu sau: HCl, Na2SO4, NaCl. Câu 3 (3 điểm): Cho dung dịch HCl phản ứng với 6 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). a) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. b) Tính thể tích dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) vừa đủ để phản ứng với hỗn hợp đó. PHẦN ĐÁP ÁN
Trang 4 ĐỀ 1.1 1 - B 2 - B 3 - C 4 - B 5 - C 6 - B 7 - B 8 - D 9 - A 10 - C 11 - D 12 - C 13 - B 14 - C 15 - D 16 - A 17 - A 18 - C 19 - B 20 - A 21 - B 22 - A 23 - D 24 - B 25 - C 26 - B 27 - A 28 - A 29 - C 30 - C ĐỀ 1.2 PHẦN TRẮC NGHIỆM 1 - C 2 - A 3 - C 4 - D 5 - A PHẦN TỰ LUẬN Câu NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM a) SO3  H2O  H2SO4 0,5 đ b) B 2 2 4 4 aCl  H SO  BaSO  2HCl 0,5 đ c) M 2 2 gO  2HCl  MgCl  H O 0,5 đ d) F 2 4 4 2 e  H SO  FeSO  H 0,5 đ Lấy ở mỗi lọ một ít dung dịch làm mẫu thử cho vào các ống nghiệm có đánh số thứ tự tương ứng với các lọ ban đầu 0,25 đ Câu 2 Nhúng mẩu quỳ tím vào các ống nghiệm + Ống nghiệm làm quỳ tím chuyển đỏ thì chứa HCl + Còn hai ống nghiệm không làm quỳ tím đổi màu thì chứa NaCl và Na2SO4. Cho hai ống nghiệm ở trên phản ứng với dung dịch BaCl2 + Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì chứa Na2SO4. N 2 4 2 4 a SO  BaCl  BaSO  2NaCl + Ống nghiệm còn lại không có hiện tượng thì chứa NaCl. 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ a) Phương trình hóa học:    (1) Mg 2HC 2 2 l MgCl H    (2) MgO 2HC 2 2 l MgCl H O 0,5 đ Câu 3 Theo đề bài:      H2 V 2,24 n 0,1 mol 22,4 22,4 Theo phương trình (1):     Mg H2 n n 0,1 mol 0,5 đ

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.