Content text Bài 3 - Các loại mão răng & phục hình cố định trên một răng đơn lẻ.pdf
CÁC LOẠI MÃO RĂNG & PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH TRÊN MỘT RĂNG ĐƠN LẺ Mão răng Inlay, onlay Veneer Mão từng phần Mão toàn phần Mão 4/5 Mão 3⁄4 Mão kim loại toàn diện Mão sứ – kim loại Mão kim loại mặt sứ Mão toàn sứ (Mão Jacket) Inlay Onlay Pinlay Pinledge Prep Non – prep KHÁI NIỆM • Mão kim loại, bao phủ 4 trong 5 mặt của răng cối • Mão kim loại, bao phủ 3 trong 4 mặt của răng cửa, răng nanh • Mão kim loại bao phủ toàn bộ các mặt răng • Mang hình dạng giải phẫu, chức năng của thân răng được bao bọc • Dùng bao bọc một răng riêng rẽ hay làm phần giữ cho cầu răng • Mão có một sườn kim loại và bên ngoài phủ sứ, bao phủ toàn bộ các mặt răng ❗Trường hợp mão kim loại phủ sứ là sứ sẽ phủ hết cả các mặt, riêng mặt trong sứ sẽ phủ một phần, nhiều hay ít tùy khớp cắn và hình thể răng • Mão có một sườn kim loại bao phủ toàn bộ mặt răng và có mặt ngoài phủ sứ • Kiểu biến đổi của mão kim loại toàn diện vì yêu cầu thẩm mỹ • Mão phủ toàn bộ mặt răng bằng sứ (thông thường là sứ nhưng có một số trường hợp dùng nhựa hoặc composite) • Là một phục hồi gián tiếp tái tạo lại những phần mất chất của mô răng và gắn vào mô răng • Inlay nằm trong lòng của một hay nhiều mặt thân răng, thường được làm ở mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong hay mặt nhai nối với các mặt khác của răng • Inlay thường không vượt quá múi răng • Khi inlay mở rộng nhiều bao phủ cả mặt nhai thân răng và thêm mặt gần và xa thì ta gọi là onlay (có thể xem là biến thể của inlay loại II G – Nh – X) • Nếu bao phủ quá nhiều có thể gọi với một tên khác trong trường hợp này là overlay ❗Onlay không vượt và bao phủ mặt ngoài • Khi inlay, onlay có chốt gắn vào ngà của răng cối (nhất là răng cối nhỏ) ta gọi là pinlay • Khi inlay, onlay có chốt gắn vào ngà mặt trong của răng của, răng nanh ta gọi là pinledge • Là phục hồi chỉ mài chỉnh mặt ngoài và một phần mặt bên hoặc chỉ mặt ngoài cho răng trước • Sau khi mài chỉnh sẽ có một phục hồi như mặt dán vào mặt ngoài của răng • Là phục hồi không xâm lấn cho răng trước bị nhiễm màu nhẹ, dị dạng, khe răng thưa, vv... • Sử dụng composite lai để tạo một mặt dán lên mặt ngoài của răng VẬT LIỆU • Hợp kim nha khoa • Hợp kim nha khoa • Hợp kim nha khoa • Thường dùng là sứ nha khoa..., tuy nhiên có thể dùng nhựa nha khoa • Thường dùng là sứ nha khoa..., tuy nhiên có thể dùng nhựa nha khoa • Kim loại như vàng hay hợp kim nha khoa • Với yêu cần thẩm mỹ có thể sử dụng sứ hoặc composite • Kim loại như vàng hay hợp kim nha khoa • Sứ nha khoa hoặc composite lai • Composite lai ƯU ĐIỂM • Tiết kiệm mô răng vì không cần phải mài toàn bộ như mão toàn phần • Có các ưu điểm của mão kim loại như tính bền chắc, phục hồi lại hình dạng giải phẫu, chức năng và chiều hướng thân răng • Thường mặt ngoài là mặt không có kim loại bao bọc nên đạt được tính thẩm mỹ hơn so với mão kim loại toàn diện hoặc so với các mão sứ – kim loại, mão kim loại mặt sứ khác vì vẫn giữ được hình thể và màu sắc răng gốc ở mặt ngoài • Bền chắc nhất (lưu giữ & chịu lực tốt) • Hạn chế sâu răng tái phát • Phục hồi lại hình dạng giải phẫu, chức năng và chiều hướng thân răng • Kết hợp được sự bền chắc của kim loại và sự thẩm mỹ của sứ nha khoa • Không có độc tính đối với mô răng và nha chu • Độ láng bóng tốt, thích hợp với mô mềm • Đề kháng hoàn toàn các tác động hóa học của môi trường miệng • Cách nhiệt tốt nhờ lớp sứ bao phủ • Không có tính đàn hồi nên không biến dạng do lực nhai • Không đổi màu trong môi trường miệng và với ánh sáng thường • Có thể làm màu sắc giống răng thật • Phản chiếu ánh sáng gần giống răng tự nhiên • Dễ dàng chải rửa • Mão vững chắc nhất mà vẫn đạt thẩm mỹ so với mão sứ – kim loại, mão kim loại toàn diện hay mão toàn sứ √ Thẩm mỹ mặt ngoài √ Bền chắc mặt chịu lực chức năng • Mặt ngoài phủ sứ có ưu điểm tương tự như mão sứ – kim loại • Là loại phục hình có thẩm mỹ cao • So với các mão có kim loại thì mão toàn sứ √ Ít dẫn nhiệt và điện nên sẽ bảo vệ tủy tốt √ Không gây ra giòng điện hóa học trong miệng √ Không ảnh thưởng việc thử điện • Tiết kiệm mô răng so mới mão, hướng đến nha khoa xâm lấn tối thiểu • Giữ được màu răng tự nhiên ở mặt ngoài • Dễ kiểm soát sự khít sát nơi đường hoàn tất • Dễ thử nghiệm độ sống của tủy • Ít kích thích mô nha chu • Thành phần cho một cầu răng ngắt lực • Inlay, onlay vàng là một phục hình có độ bền lâu dài do tính chất cơ học của hợp kim vàng • Nếu bờ inlay, onlay được làm chính xác và làm nhẵn tốt, chúng sẽ không bị thoái hóa đi do ít bị mòn và mỏi kim loại • Pinlay và pinledge tăng lưu nhờ các chốt • Điều trị xâm lấn tối thiểu • Có thể phục hồi vùng tiếp xúc bên • Tiên lượng ngày càng tốt nhờ cải thiện về vật liệu & phương pháp dán trong nha khoa • Đạt được tính thẩm mỹ cao nhờ màu của sứ hoặc composite lai NHƯỢC ĐIỂM • Chỉ gắn ở 4 trên 5 mặt hoặc 3 trên 4 mặt nên tính lưu giữ sẽ thấp hơn mão toàn phần, tuy nhiên nếu đúng kỹ thuật thì vẫn đạt được sự lưu giữ tốt • Gần như không dùng làm phần giữ cho cầu răng • Sự truyền nhiệt, điện của kim loại có thể ảnh hưởng đến tủy • Khó phát hiện sâu răng tái phát • Nếu hình dạng giải phẫu & chức năng không đúng sẽ gây tổn hại mô nha chu • Không thẩm mỹ • Không thể thử điện • Để đủ chỗ cho bề dày của sứ và kim loại thì răng sẽ phải mài khá nhiều, nhất là so với mão kim loại toàn diện, điều này có thể ảnh hưởn tủy, như vậy, cần xem xét tình trạng tủy, hình dạng và độ lớn buồng tủy trước khi đưa quyết định • Giòn, đề kháng yêu với các lực nên dễ bể nứt nếu không có sư nâng đỡ bên dưới hoặc độ dày không đều • Không có tính mềm dẻo nên bờ cạnh mỏng dễ bể • Cứng hơn men răng và hợp kim vàng nền không có sự mài mòn mặt nhai thích ứng và gây chấn thương cho mô nha chu nếu khớp cắn không cần bằng • Kỹ thuật thực hiện khó, cần sự chính xác cao, có kinh nghiệm và phương tiện tốt • Chỉ định hạn chế do mài nhiều mô răng làm hại tủy (nếu răng sống) và giảm chiều cao cùi răng làm giảm sự lưu giữ của mão • Ít tiết kiệm mô răng mặt ngoài • Mặt sứ có thể bị vỡ nếu kỹ thuật không tốt • Vẫn có thể nhìn thấy các mặt kim loại nên thẩm mỹ không bằng mão sứ – kim loại hay mão toàn sứ • Mài nhiều mô răng hơn so với các mão kim loại để đảm bảo độ dày của sứ • Chịu lực nhai kém, độ bền tương đối kém (tuy nhiên hiện nay với sự cải tiến vật liệu thì sứ đã có độ bền và sự chịu lực tốt hơn) • Chỉ định hạn chế • Vì chỉ gắn vào một mặt nên sức giữ kém hơn mão kim loại toàn diện (tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh đều này) • Nếu sâu răng nhỏ inlay, onlay không bảo tồn mô răng so với miếng trám (nên trám nếu sâu nhỏ) • Lực nhai mạnh có thể làm gãy múi răng do hiệu ứng chêm từ inlay • Nhạy cảm kỹ thuật • Phục hồi có thể bị lồi ra phía ngoài nếu mài không đủ • Không thểtái lập độ trong mờ của răng do nhiễm màu răng và nếu mài không đủ thì phục hồi trở nên đục • Cùi răng không có hình thái lưu giữ, do nó chỉ dựa vào hiệu quả dán, có nguy cơ vỡ hoặc bật ra • Giá thành cao • Nhạy cảm kỹ thuật • Chỉ dùng cho mặt ngoài là chủ yếu • Răng không có hình thái lưu giữ, do nó chỉ dựa vào hiệu quả dán, có nguy cơ vỡ hoặc bật ra • Với răng nhiễm màu thì phải mài chỉnh và dùng phương pháp “Prep veneer” • Chỉ định hạn chế • Giá thành cao • Nhạy cảm kỹ thuật • Chỉ dùng cho mặt ngoài là chủ yếu CHỈ ĐỊNH • Che chở và tái tạo một thân răng đã bị sâu răng tàn phá hoặc vỡ lớn nhưng vẫn còn giữ được mặt ngoài hoặc trong • Bể múi răng không liên quan mặt ngoài hoặc trong • Điều chỉnh lại vị trí của thân răng và khớp cắn cho những răng mọc lệch mà tiên lượng không cần điều chỉnh mặt ngoài hoặc trong • Dùng nâng cao khớp cắn • Buồng tủy nhỏ, không nhạy cảm ❗Hiện nay cũng ít sử dụng Chỉ định chung cho mão răng toàn phần • Che chở và tái tạo một thân răng đã bị sâu răng tàn phá hoặc vỡ lớn • Bể múi răng • Răng bị thiểu sản men ngà, nứt men răng • Điều chỉnh lại vị trí của thân răng và khớp cắn cho những răng mọc lệch • Dùng nâng cao khớp cắn • Dùng làm phần giữ cho cầu răng (mão toàn sứ chỉ dùng cho cầu toàn sứ, các mão kim loại dùng cho cầu có sườn kim loại) • Có thể dùng cho răng còn tủy sống, răng đã lấy tủy, cùi răng giả √ Đối với răng còn tủy sống _Buồng tủy nhỏ, không nhạy cảm _Chiều cao thân răng trung bình hay cao √ Đối với răng đã lấy tủy _Răng mất chất lớn do sâu răng hay chấn thương mà không thể trám tái tạo lại được ❗Mô răng cần mài để thực hiện mão: Mão kim loại < mão kim loại mặt sứ < mão kim loại phủ sứ < mão sứ – kim loại < mão toàn sứ • Răng có buồng tủy tương đối nhỏ • Bệnh nhân có loại mô răng tốt, ít sâu răng • Thân răng phải phát triển bình thường về chiều cao và chiều ngoài trong • Nên thực hiện inlay trên răng sống, nếu răng đã chết tủy nên thực hiện onlay phủ mặt nhai • Dùng trám các răng sâu thay cho amalgam, composite • Dùng làm phần giữ cho các kiểu cầu răng ngắt lực, cầu răng bán cố định, hàm giả tháo lắp có mắc cài • Vệ sinh răng miệng tốt ❗So với mão thì inlay, onlay sẽ bảo tồn và tiết kiệm mô răng hơn ở các mặt, nên khi mão chống chỉ định do không đủ mô răng hoặc cần sự bảo tồn thì ưu tiên chọn inlay, onlay • Chỉ định cho răng trước hàm trên và hàm dưới còn tủy sống • Phục hồi thẩm mỹ cho răng dị dạng, nhiễm màu, răng dị dạng, răng có mặt ngoài lõm bất thường, vv... • Răng bị thưa kẽ, cần tái tạo lại tiếp xúc bên • Bệnh nhân đòi hỏi thẩm mỹ cao • Chỉ định cho răng trước hàm trên và hàm dưới còn tủy sống • Phục hồi thẩm mỹ cho răng dị dạng, nhiễm màu ít, răng dị dạng, răng có mặt ngoài lõm bất thường, vv... mà không hoặc mài chỉnh rất ít • Răng bị thưa kẽ, cần tái tạo lại tiếp xúc bên • Bệnh nhân đòi hỏi thẩm mỹ cao • Dùng cho răng sau • Dùng cho răng trước Chỉ định riêng với mão kim loại toàn diện • Răng mang móc cho hàm giả tháo lắp • Thường dùng cho răng sau, ít chỉ định cho răng trước • Răng còn ít mô răng hay muốn bảo tồn mô răng Chỉ định riêng với mão sứ – kim loại & kim loại mặt sứ • Với răng trước: Răng đã lấy tủy, mô răng còn trên 2mm thì tái tạo cùi răng bằng kim loại đúc, chốt hay composite √ Mất thân răng, chiều ngoài trong nhỏ: Răng chốt Richmond mặt sứ √ Mất thăn răng, chiều ngoài trong bình thường: Tái tạo cùi và làm mão sứ – kim loại • Với răng sau: √ Răng đã lấy tủy, tái tạo cùi răng từng phần hay toàn phần với chốt cố định hay chốt gài √ Răng còn chiều cao ít: Mão kim loại mặt sứ √ Răng còn chiều cao nhiều: Mão kim loại phủ sứ Trường hợp cầu răng, nếu, răng trụ tốt, không lệch lạc, khoảng mất răng không dài thì không nên làm mão sứ – kim loại, nên chọn phần giữ là mão từng phần hay cánh dán Đối với răng còn tủy sống • Răng chiều cao thấp dùng mão kim loại mặt sứ (mài ít mặt nhai so với mão sứ – kim loại Chỉ định riêng với mão toàn sứ • Dùng cho bệnh nhân trên 20 tuổi, khi răng đã phát triển đầy đủ • Nhìn chung với những răng có vấn đề như bể, sâu, xoay, vv... mà không thể chỉnh hình hay trám thẩm mỹ được thì ta có thể mão toàn sứ CHỐNG CHỈ ĐỊNH • Buồng tủy quá to • Bệnh nha chu • Chiều cao thân răng quá thấp • Răng nghiêng lệch quá nhiều Chống chỉ định chung cho mão răng toàn phần • Buồng tủy quá to • Bệnh nha chu • Chiều cao thân răng quá thấp • Răng nghiêng lệch quá nhiều • Bệnh nhân quá trẻ, buồng tủy răng lớn • Mô răng xấu, dễ sâu • Thân răng thấp • Răng xoay • Không làm inlay nhiều mặt trên răng chết tủy (nên ưu tiên onlay) • Vệ sinh răng miệng kém • Bệnh nhân nguy cơ sâu răng cao • Bệnh nhân có thói quen cận chức năng như trượt răng ra trước, cắn đối đầu vùng răng trước • Bệnh nhân có thói quen dùng răng trước để ăn nhai, cắn xé, vv... • Nguy cơ không đủ chỗ và sẽ tăng nâng đỡ môi làm mất thẩm mỹ • Bệnh nhân không có điều kiện kinh tế • Răng phía trước và bệnh nhân có nhu cầu thẩm mỹ cao • Không nên sử dụng cho các răng trước • Nếu bệnh nhân yêu cầu quá cao về thẩm mỹ và việc mài không đủ chiều dày lớp sứ có thể vẫn nhìn được ánh kim loại, tuy nhiên điều này có thể cân nhắc mài thêm hoặc đổi qua loại phục hình khác • Nếu bệnh nhân yêu cầu quá cao về thẩm mỹ và việc cười, nói có thể dễ dàng nhìn thấy các mặt kim loại còn lại • Thân răng có kích thước ngoài trong nhỏ, nhất là răng trước • Răng có cingulum quá thấp • Răng mang móc cho hàm giả tháo lắp • Mô răng ban đầu không đủ buộc phải mài KỸ THUẬT SỬA SOẠN CÙI RĂNG Nguyên tắc sửa soạn cùi răng • Đáy lớn hơn mặt nhai • Các vách song song hoặc hơi hội tụ 2o – 5o về phía mặt nhai • Các vách phải thoát • Trục của cùi răng là trục của răng hoặc theo hướng lắp được chỉ định • Tiết kiệm mô răng Nguyên tắc sửa soạn xoang răng • Các vách thành, vách trục phải song song hoặc hơi phân kỳ về mặt nhai • Tiết kiệm mô răng • Phân tích khớp cắn trước khi mài bằng cách quan sát và giấy cắn Nguyên tắc sửa soạn cùi răng • Mài mặt ngoài vừa đủ • Mặt bên có thể mài hoặc không tùy từng trường hợp Nguyên tắc sửa soạn cùi răng • Mài chỉnh tối thiểu Kỹ thuật và các giai đoạn mài cùi • Tương tự như mão kim loại toàn diện nhưng bỏ bước mài mặt ngoài (hoặc mặt trong) Kỹ thuật và các giai đoạn mài cùi -> Bước 0: Trước khi mài có thể tạo khóa silicone để kiểm tra cùi răng sau khi mài -> Bước 1: Mài mặt nhai . Dùng mũi kim cương hình nón trụ đầu tròn (đường kính 1mm) tạo các rãnh hướng dẫn dựa vào rãnh chính của mặt nhai, sâu 0,8 – 1mm . Mài xóa rãnh hướng dẫn, tiếp tục dùng mũi trên mài thấp xuống cho hở răng đối diện khoảng 1 – 1,2mm ở các tư thế khớp cắn và tôn trọng hình thể sẵn có của mặt nhai . Mài vát múi chức năng (múi chịu) hở với răng đối diện 1,2mm ❗Có thể dùng sáp hồng kiểm tra độ hở -> Bước 2: Mài mặt bên . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu nhọn mài lấn từ góc NG và NX, sau đó đi từ góc TG và TX để cắt ra . Đường cắt bắt đầu cách bờ răng khoảng 1mm và chấm dứt ở sát đỉnh gai nướu, tránh cắt có bậc thang ở vùng này . Mặt cắt phẳng và hơi hội tụ về phía mặt nhai, theo hướng lắp đã xác định ❗Không mài chạm răng bên cạnh -> Bước 3: Mài mặt ngoài và trong . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn . Mặt ngoài mài thành hai bình diện ..1/3 cổ răng mài hội tụ về phía mặt nhai 2o – 5o theo trục răng hay theo hướng lắp đồng thời tạo ĐHT bờ cong nhẹ (sâu khoảng 0,5mm), ngang nướu ..2/3 mặt nhai được mài nghiêng về phía mặt nhai, sâu vào ngà răng khoảng 1mm và cong theo hình dạng giải phẫu mặt ngoài của răng .Mặt trong mài thành một bình diện song song hoặc hội tụ về phía mặt nhai 2o – 5o với bình diện 1/3 cổ răng mặt ngoài, tạo ĐHT bờ cong nhẹ(sâu khoảng 0,5mm), ngang nướu, mặt trong cũng được mài cong theo hình dạng giải phẫu của răng -> Bước 4: Mài các góc . Dùng mũi kim cương hình nón trụ đầu tròn mài tròn 4 góc giữa các mặt NTGX của cùi răng sao cho các cạnh này cũng song song hay hội tụ về phía mặt nhai từ 2o – 5o theo trục răng hay theo hướng lắp -> Bước 5: Hoàn tất cùi răng . Dùng mũi khoan kim cương mịn hình nón trụ đầu tròn mài lại ĐHT bờ cong nhẹ (sâu khoảng 0,5mm), ngang nướu . Dùng mũi khoan kim cương mịn hình ngọn lửa vát tròn các góc hợp bởi các vách đứng và mặt nhai . Có thể dùng đĩa nhám mịn hoặc đài cao su để làm láng cùi răng . Trường hợp cùi răng thấp, nên tạo thêm rãnh lưu, hố lưu, vv... ở các mặt răng để tăng hình thái lưu giữ của cùi răng sau cùng (dùng mũi khoan kim cương nón trụ đầu bằng hoặc mũi tungsten đường kính 1mm tạo rãnh lưu với đáy rãnh đường kính 1mm, cách ĐHT 0,5mm, đáy rãnh phải cạn hơn miệng rãnh) Kỹ thuật và các giai đoạn mài cùi -> Bước 0: Trước khi mài có thể tạo khóa silicone để kiểm tra cùi răng sau khi mài -> Bước 1: Mài mặt nhai . Dùng mũi kim cương hình nón trụ đầu tròn (đường kính 1mm) tạo các rãnh hướng dẫn dựa vào rãnh chính của mặt nhai, sâu 1,2 – 1,8mm ở răng cối và 1,8mm ở cạnh cắn răng cửa . Mài xóa rãnh hướng dẫn, tiếp tục dùng mũi trên mài thấp xuống cho hở răng đối diện khoảng 1,5 – 2mm ở các tư thế khớp cắn và tôn trọng hình thể sẵn có của mặt nhai . Mài vát múi chức năng (múi chịu) hở với răng đối diện 2mm . Đối với răng trước, bờ cắn được mài nghiêng về phía trong khoảng 45o so với trục răng, mài từ dưới lên, thẳng góc với hướng lực tác dụng của răng đối diện và hở với răng đối diện khoảng 2mm ở các tư thế khớp cắn ❗Có thể dùng sáp hồng kiểm tra độ hở -> Bước 2: Mài mặt bên . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu nhọn mài lấn từ góc NG và NX, sau đó đi từ góc TG và TX để cắt ra . Đường cắt bắt đầu cách bờ răng khoảng 1mm và chấm dứt ở sát đỉnh gai nướu, tránh cắt có bậc thang ở vùng này . Mặt cắt phẳng và hơi hội tụ về phía mặt nhai, theo hướng lắp đã xác định, đối với răng trước thì hai bên sẽ hội tụ về phía trong theo chiều NT ❗Không mài chạm răng bên cạnh -> Bước 3: Mài mặt ngoài . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn . Mặt ngoài mài thành hai bình diện .. 1/3 cổ răng mài hội tụ về phía mặt nhai 2o – 5o theo trục răng hay theo hướng lắp đồng thời tạo ĐHT bờ vai (sâu khoảng 1,2 – 1,5mm), ngang nướu .. 2/3 mặt nhai được mài nghiêng về phía mặt nhai, sâu vào ngà răng khoảng 1mm và cong theo hình dạng giải phẫu mặt ngoài của răng -> Bước 4: Mài mặt trong . Với răng sau .. Mặt trong dùng mũi kim cương nón trụ đầu tròn mài thành một bình diện song song hoặc hội tụ về phía mặt nhai 2o – 5o với bình diện 1/3 cổ răng mặt ngoài, tạo ĐHT bờ cong nhẹ (sâu khoảng 0,5mm), ngang nướu, mặt trong cũng được mài cong theo hình dạng giải phẫu của răng . Với răng trước .. Phần trên cingulum: Dùng mũi khoan kim cương hình bánh xe nhỏ hoặc ngọn lửa mài cong theo hình dạng của răng và hở với răng đối diện 1,2 – 1,5mm .. Chú ý khi mài 2/3 phía bờ cắn mặt ngoài và mặt trong phần trên cingulum phải tạo được cánh cắn nằm trên đường cung răng .. Phần cingulum: Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn mài vào khoảng 1,2 – 1,5mm sao cho song song với hướng lắp hoặc với 1/3 cổ răng mặt ngoài, tạo ĐHT bờ cong nhẹ (sâu 0,5mm), ngang nướu -> Bước 5: Mài các góc . Dùng mũi kim cương hình nón trụ đầu tròn mài tròn 4 góc giữa các mặt NTGX của cùi răng sao cho các cạnh này cũng song song hay hội tụ về phía mặt nhai từ 2o – 5o theo trục răng hay theo hướng lắp -> Bước 6: Hoàn tất cùi răng . Mài lại ĐHT .. Mặt ngoài bờ vai 1,2 – 1,5mm, ngang nướu .. Mặt gần & xa bờ cong vừa 0,8 – 1mm, ngang nướu .. Mặt trong bờ cong nhẹ 0,5mm, ngang nướu . Dùng mũi khoan kim cương mịn hình ngọn lửa vát tròn các góc hợp bởi các vách đứng và mặt nhai . Có thể dùng đĩa nhám mịn hoặc đài cao su để làm láng cùi răng . Trường hợp cùi răng thấp, nên tạo thêm rãnh lưu, hố lưu, vv... ở các mặt răng để tăng hình thái lưu giữ của cùi răng sau cùng (dùng mũi khoan kim cương nón trụ đầu bằng hoặc mũi tungsten đường kính 1mm tạo rãnh lưu với đáy rãnh đường kính 1mm, cách ĐHT 0,5mm, đáy rãnh phải cạn hơn miệng rãnh) Kỹ thuật và các giai đoạn mài cùi -> Bước 0: Trước khi mài có thể tạo khóa silicone để kiểm tra cùi răng sau khi mài -> Bước 1: Mài mặt nhai . Dùng mũi kim cương hình nón trụ đầu tròn (đường kính 1mm) tạo các rãnh hướng dẫn dựa vào rãnh chính của mặt nhai, sâu 0,8 – 1mm . Mài xóa rãnh hướng dẫn, tiếp tục dùng mũi trên mài thấp xuống cho hở răng đối diện khoảng 1 – 1,2mm ở các tư thế khớp cắn và tôn trọng hình thể sẵn có của mặt nhai . Mài vát múi chức năng (múi chịu) hở với răng đối diện 1,2mm ❗Có thể dùng sáp hồng kiểm tra độ hở -> Bước 2: Mài mặt bên . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu nhọn mài lấn từ góc NG và NX, sau đó đi từ góc TG và TX để cắt ra . Đường cắt bắt đầu cách bờ răng khoảng 1mm và chấm dứt ở sát đỉnh gai nướu, tránh cắt có bậc thang ở vùng này . Mặt cắt phẳng và hơi hội tụ về phía mặt nhai, theo hướng lắp đã xác định, đối với răng trước thì ahi bên sẽ hội tụ về phía trong theo chiều NT ❗Không mài chạm răng bên cạnh -> Bước 3: Mài mặt ngoài và trong . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn . Mặt ngoài mài thành hai bình diện .. 1/3 cổ răng mài hội tụ về phía mặt nhai 2o – 5o theo trục răng hay theo hướng lắp đồng thời tạo ĐHT bờ vai (sâu khoảng 1,2 – 1,5mm), ngang nướu .. 2/3 mặt nhai được mài nghiêng về phía mặt nhai, sâu vào ngà răng khoảng 1mm và cong theo hình dạng giải phẫu mặt ngoài của răng . Mặt trong mài thành một bình diện song song hoặc hội tụ về phía mặt nhai 2o – 5o với bình diện 1/3 cổ răng mặt ngoài, tạo ĐHT bờ cong nhẹ(sâu khoảng 0,5mm), ngang nướu, mặt trong cũng được mài cong theo hình dạng giải phẫu của răng -> Bước 4: Mài các góc . Dùng mũi kim cương hình nón trụ đầu tròn mài tròn 4 góc giữa các mặt NTGX của cùi răng sao cho các cạnh này cũng song song hay hội tụ về phía mặt nhai từ 2o – 5o theo trục răng hay theo hướng lắp -> Bước 5: Hoàn tất cùi răng . Dùng mũi khoan kim cương mịn hình nón trụ đầu tròn và đầu bằng mài lại ĐHT bờ vai ở mặt ngoài và bờ cong nhẹ ở các mặt còn lại, ngang nướu . Dùng mũi khoan kim cương mịn hình ngọn lửa vát tròn các góc hợp bởi các vách đứng và mặt nhai . Có thể dùng đĩa nhám mịn hoặc đài cao su để làm láng cùi răng . Trường hợp cùi răng thấp, nên tạo thêm rãnh lưu, hố lưu, vv... ở các mặt răng để tăng hình thái lưu giữ của cùi răng sau cùng (dùng mũi khoan kim cương nón trụ đầu bằng hoặc mũi tungsten đường kính 1mm tạo rãnh lưu với đáy rãnh đường kính 1mm, cách ĐHT 0,5mm, đáy rãnh phải cạn hơn miệng rãnh) Kỹ thuật và các giai đoạn mài cùi -> Bước 0: Trước khi mài có thể tạo khóa silicone để kiểm tra cùi răng sau khi mài -> Bước 1: Mài mặt nhai . Dùng mũi kim cương hình nón trụ đầu tròn (đường kính 1mm) tạo các rãnh hướng dẫn dựa vào rãnh chính của mặt nhai, sâu 1,2 – 1,8mm ở răng cối và 1,8mm ở cạnh cắn răng cửa . Mài xóa rãnh hướng dẫn, tiếp tục dùng mũi trên mài thấp xuống cho hở răng đối diện khoảng 1,5 – 2mm ở các tư thế khớp cắn và tôn trọng hình thể sẵn có của mặt nhai . Mài vát múi chức năng (múi chịu) hở với răng đối diện 2mm . Đối với răng trước, bờ cắn được mài nghiêng về phía trong khoảng 45o so với trục răng, mài từ dưới lên, thẳng góc với hướng lực tác dụng của răng đối diện và hở với răng đối diện khoảng 2mm ở các tư thế khớp cắn ❗Có thể dùng sáp hồng kiểm tra độ hở -> Bước 2: Mài mặt bên . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu nhọn mài lấn từ góc NG và NX, sau đó đi từ góc TG và TX để cắt ra . Đường cắt bắt đầu cách bờ răng khoảng 1mm và chấm dứt ở sát đỉnh gai nướu, tránh cắt có bậc thang ở vùng này . Mặt cắt phẳng và hơi hội tụ về phía mặt nhai, theo hướng lắp đã xác định, đối với răng trước thì hai bên sẽ hội tụ về phía trong theo chiều NT ❗Không mài chạm răng bên cạnh -> Bước 3: Mài mặt ngoài . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn . Mặt ngoài mài thành hai bình diện .. 1/3 cổ răng mài hội tụ về phía mặt nhai 2o – 5o theo trục răng hay theo hướng lắp đồng thời tạo ĐHT bờ vai (sâu khoảng 1 – 1,5mm), ngang nướu .. 2/3 mặt nhai được mài nghiêng về phía mặt nhai, sâu vào ngà răng khoảng 1mm và cong theo hình dạng giải phẫu mặt ngoài của răng -> Bước 4: Mài mặt trong . Với răng sau .. Mặt trong mài thành một bình diện song song hoặc hội tụ về phía mặt nhai 2o – 5o với bình diện 1/3 cổ răng mặt ngoài, tạo ĐHT bờ vai (sâu khoảng 1 – 1,2mm), ngang nướu, mặt trong cũng được mài cong theo hình dạng giải phẫu của răng . Với răng trước .. Phần trên cingulum: Dùng mũi khoan kim cương hình bánh xe nhỏ hoặc ngọn lửa mài cong theo hình dạng của răng và hở với răng đối diện 1mm .. Chú ý khi mài 2/3 phía bờ cắn mặt ngoài và mặt trong phần trên cingulum phải tạo được cánh cắn nằm trên đường cung răng .. Phần cingulum: Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn mài vào khoảng 1 – 1,5mm sao cho song song với hướng lắp hoặc với 1/3 cổ răng mặt ngoài, tạo ĐHT bờ vai (1 – 1,2mm), ngang nướu -> Bước 5: Mài các góc . Dùng mũi kim cương hình nón trụ đầu tròn mài tròn 4 góc giữa các mặt NTGX của cùi răng sao cho các cạnh này cũng song song hay hội tụ về phía mặt nhai từ 2o – 5o theo trục răng hay theo hướng lắp -> Bước 6: Hoàn tất cùi răng . Mài lại ĐHT bờ vai ở các mặt 1 – 1,5mm, ngang nướu . Dùng mũi khoan kim cương mịn hình ngọn lửa vát tròn các góc hợp bởi các vách đứng và mặt nhai . Có thể dùng đĩa nhám mịn hoặc đài cao su để làm láng cùi răng . Trường hợp cùi răng thấp, nên tạo thêm rãnh lưu, hố lưu, vv... ở các mặt răng để tăng hình thái lưu giữ của cùi răng sau cùng (dùng mũi khoan kim cương nón trụ đầu bằng hoặc mũi tungsten đường kính 1mm tạo rãnh lưu với đáy rãnh đường kính 1mm, cách ĐHT 0,5mm, đáy rãnh phải cạn hơn miệng rãnh Kỹ thuật và các giai đoạn mài xoang răng -> Bước 1: Mài xoang mặt nhai (xoang phụ) . Dùng mũi khoan phá men ở rãnh giữa với độ sâu trung bình 1,5mm, chiều hướng vuống góc với hướng lắp (thường là đường tưởng tượng nối hai đỉnh múi NT) . Mở rộng về phía các trũng bên và gờ bên của răng ở phía gần và xa, để lại khoảng 1,5mm mô răng gờ bên . Mở rộng tối thiểu vào các rãnh nhai ngoài và rãnh nhai trong để tạo phần đuôi én, phần eo đuôi éo rộng khoảng 1mm . Các vách đứng ngoài, trong và bên song song hay hơi phân kỳ về phía mặt nhai từ 0o – 5o . Đáy xoang được mài phẳng . Lấy đi toàn bộ miếng trám amalgam hay composite nếu có -> Bước 2: Mài xoang mặt bên (xoang chính) . Dùng mũi khoan kim cương nón trụ đầu tròn, mũi khoan tungsten nón trụ . Dùng mũi khoan mài về phía gờ bên gần (xa) và mài sâu xuống ngà răng bên dưới để tạo một xoang mặt bên sâu khoảng 2mm về phía cổ răng . Vách ngoài và vách trong được mở rộng vừa qua tiếp điểm, và hơi phân kỳ về phía nhai . Vách tủy (vách trục) được mài cong theo hình dạng thân răng và buồng tủy răng . Vách nướu ở ngang đỉnh gai nướu, phẳng, rộng khoảng 1mm theo chiều GX -> Bước 3: Vát bờ cạnh . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn, mũi khoan tungsten nón trụ . Làm tròn góc giữa đáy xoang mặt nhai và vách tủy xoang hộp bên . Vát bờ xoang mặt nhai với mũi khoan nghiêng 15 – 20o so với hướng lắp . Vát bờ vát nướu của xoang mặt bên . Mở loe vách ngoài và vách trong của xoang hộp bên sao cho khoảng hở với răng kế bên ít nhất là 0,6mm . Làm nhẵn cùi răng Kỹ thuật và các giai đoạn mài xoang răng -> Bước 1: Mài xoang mặt nhai (xoang phụ) . Dùng mũi khoan phá men ở rãnh giữa với độ sâu trung bình 1,5mm, chiều hướng vuông góc với hướng lắp (thường là đường tưởng tượng nối hai đỉnh múi NT) . Mở rộng về phía các trũng bên và gờ bên của răng ở phía gần và xa . Mở rộng tối thiểu vào các rãnh nhai ngoài và rãnh nhai trong để tạo phần đuôi én, phần eo đuôi éo rộng khoảng 1mm . Các vách đứng ngoài, trong và bên song song hay hơi phân kỳ về phía mặt nhai từ 0o – 5o . Đáy xoang được mài phẳng . Lấy đi toàn bộ miếng trám amalgam hay composite nếu có -> Bước 2: Mài xoang mặt bên (xoang chính) . Dùng mũi khoan kim cương nón trụ đầu tròn, mũi khoan tungsten nón trụ . Dùng mũi khoan mài về phía gờ bên gần và mài sâu xuống ngà răng bên dưới để tạo một xoang mặt bên sâu khoảng 2mm về phía cổ răng . Vách ngoài và vách trong được mở rộng vừa qua tiếp điểm, và hơi phân kỳ về phía nhai . Vách tủy (vách trục) được mài cong theo hình dạng thân răng và buồng tủy răng . Vách nướu ở ngang đỉnh gai nướu, phẳng, rộng khoảng 1mm theo chiều GX . Xoang bên xa tương tự như xoang bên gần . Vách trục của hai xoang mặt bên hơi hội tụ về phía nhai -> Bước 3: Hạ thấp mặt nhai . Dùng mũi khoan kim cương hình bánh xe bờ tròn, mũi khoan kim cương hình quả trám hay ngọn lửa . Mặt nhai được mài thấp xuống cho hở với răng đối diện khoảng 1 – 1,2mm ở các tư thế khớp cắn và tôn trọng hình thể sẵn có của mặt nhai -> Bước 4: Mài bờ vai mặt ngoài . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu bằng . Tạo ĐHT bờ vai ở mặt ngoài dày 1mm và cách đỉnh múi ngoài 1mm -> Bước 5: Vát bờ cạnh . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn, mũi khoan tungsten nón trụ . Làm tròn góc giữa đáy xoang mặt nhai và vách tủy xoang hộp bên . Vát bờ xoang mặt nhai với mũi khoan nghiêng 15 – 20o so với hướng lắp . Vát bờ vát nướu của xoang mặt bên . Mở loe vách ngoài và vách trong của xoang hộp bên sao cho khoảng hở với răng kế bên ít nhất là 0,6mm . Làm nhẵn cùi răng Kỹ thuật và các giai đoạn mài xoang răng • Tương tự như mài inlay nhưng mài thêm các chốt lưu ở mặt nhai răng sau đối với pinlay và mặt trong răng trước đối với pinledge Kỹ thuật và các giai đoạn mài cùi -> Bước 0: Trước khi mài có thể tạo khóa silicone để kiểm tra cùi răng sau khi mài -> Bước 1: Tạo rãnh hướng dẫn mặt ngoài . Sử dụng mũi 122 (ø 3,6mm) hoặc 121 (ø 2,6mm) là những múi có 2 – 3 bánh xe để kiểm soát độ sâu, mài các rãnh hướng dẫn vuông góc với trục răng, rãnh hướng dẫn dọc . Độ sâu được quyết định dựa trên loại răng và vị trí mài, tuy nhiên tốt nhất là không nên vượt quá 0,5mm ❗Nếu sử dụng múi tròn kim cương thì dùng cán mũi khoan làm chặn để tránh mài rãnh sâu thêm . Sau khi đã mài dùng bút chỉ để đánh dấu vị trí sâu nhất ở các rãnh hướng dẫn -> Bước 2: Mài mặt ngoài . Có thể tạo rãnh hưỡng dẫn sâu 0,5mm vuông góc với các rãnh hướng dẫn ngang, tuy nhiên có thể không cần thiết . Dùng mũi khoan kim cương hình nón trụ đầu tròn không thuôn mài mặt ngoài xóa dần các rãnh hướng dẫn đến khi mất phần chì đã đánh dấu . Chia làm hai bình diện .. 1⁄2 cổ răng mài theo độ cong hình thể giải phẫu ban đầu của mặt ngoài răng, ĐHT bờ cong nhẹ 0,5mm, ngang nướu .. 1⁄2 mặt nhai mài theo độ cong hình thể giải phẫu ban đầu của mặt ngoài của răng .. Tóm lại mặt ngoài của cùi sẽ là một mặt cong nhẹ chứ không thẳng, vì mặt ngoài của răng có hình thể cong lồi ra ngoài -> Bước 3: Mài mặt bên và rìa cắn . Nếu trường hợp không phục hồi tiếp xúc bên hoặc rìa cắn thì có thể bỏ qua bước này . Mài từ ngoài vào trong tùy theo mục đích mà dừng ở đâu chứ không đi hết mặt bên, điều này phụ thuộc khớp cắn, hướng dẫn của răng cửa . Mài góc rìa cắn để tránh mẻ và duy trì độ trong mờ của rìa cắn -> Bước 4: Hoàn tất cùi răng . Dùng mũi khoan kim cương mịn hình nón trụ đầu tròn và đầu bằng mài lại ĐHT bờ cong ở mặt ngoài và mặt bên, ngang nướu . Bo tròn góc chuyển giữa mặt ngoài và mặt bên Kỹ thuật cơ bản với veneer sử dụng khuôn Index -> Bước 1: Lấy dấu, đổ mẫu và wax – up tái tạo lại các răng cần phục hồi -> Bước 2: Sử dụng Extrude EXACLEAR để lấy dấu mẫu hàm wax – up để làm khuôn Index . Bơm chất lấy dấu Extrude EXACLEAR vào khay làm sẵn hoặc khay cá nhân, sau đó lấy dấu mẫu hàm đã wax – up . Đợi dấu đông ta được một khuôn Index, đây là khuôn đàn hồi với yêu cầu độ chính xác cao, độ biến dạng thấp -> Bước 3: Thử khay Index và đục lỗ bơm Composite . Thử khay index trên miệng bệnh nhân . Đục các lỗ vừa đủ ở rìa cắn mặt ngoài sao cho các ống bơm composite có thể xuyên qua khay được -> Bước 4: Etching & bonding các răng chuẩn bị dán . Sử dụng dán hai bước hoặc ba bước . Etching và bonding bằng vật liệu chuyên dụng cho dán veneer . Sau khi bonding, chiếu đèn quang trùng hợp 20s . Cần lau khô và cô lập tốt trước và sau khi bonding -> Bước 5: Gắn khay Index & bơm composite . Gắn khay Index . Bơm Composite đúng với màu răng đã chọn theo chiều từ cổ răng đến lỗ ở rìa cắn, đưa đầu bơm di chuyển qua lại tuần tự để dàn đều và đủ composite . Sau khi bơm xong và kiểm tra thì chiếu đèn 40s -> Bước 6: Mài chỉnh và đánh bóng . Dùng mũi khoan mịn đánh mài chỉnh tạo hình thẩm mỹ như rãnh mặt ngoài, vv... . Đánh bóng răng bằng mũi đánh bóng composite Một vài lưu ý khi sửa soạn cùi răng • Răng được bao bọc có thể là răng có tủy sống hoặc đã lấy tủy • Có thể gây tê hoặc không tùy từng trường hợp • Phun nước làm mát khi mài • Sử dụng mũi khoan mới (đầu cắt sắc, chưa bị mòn) • Cần mài đủ chỗ cho vật liệu phục hồi, không thiếu cũng không quá nhiều để bảo tồn mô răng và dự phòng việc cùi quá thấp dễ bị sút phục hình Một vài lưu ý khi sửa soạn cùi răng • Có thể gây tê hoặc không tùy từng trường hợp • Phun nước làm mát khi mài • Sử dụng mũi khoan mới (đầu cắt sắc, chưa bị mòn) • Cần mài đủ chỗ cho vật liệu phục hồi, không thiếu cũng không quá nhiều để bảo tồn mô răng và dự phòng việc cùi quá thấp dễ bị sút phục hình Một vài lưu ý khi sửa soạn cùi răng • Phun nước làm mát khi mài • Sử dụng mũi khoan mới (đầu cắt sắc, chưa bị mòn) • Cần mài đủ chỗ cho vật liệu phục hồi, không thiếu cũng không quá nhiều để bảo tồn mô răng và dự phòng việc cùi quá thấp dễ bị sút phục hình Một vài lưu ý khi sửa soạn cùi răng • Phun nước làm mát khi mài • Sử dụng mũi khoan mới (đầu cắt sắc, chưa bị mòn) • Bờ của phục hình không được quá gần điểm tiếp xúc khớp cắn (≥1mm), nếu không sẽ gây ra lực bất lợi tại đường nối men và phục hình • Nếu ngà răng lành mạnh còn lại dưới 0,5mm thì cần bảo vệ tủy • Phải đảm bảo mô ngà lành mạnh ở thành trục để tạo nâng đỡ và lưu giữ • Nếu ngà răng lành mạnh còn lại dưới 0,5mm thì cần bảo vệ tủy • Phải đảm bảo mô ngà lành mạnh ở thành trục để tạo nâng đỡ và lưu giữ • Các chốt phải cách đủ xa để ngăn ngừa tình trạng tét ngà • Các chốt mài phải thoát và các chốt phải song song với nhau • Đường kính các chốt không quá to để bảo tồn mô răng • Răng cối lớn hàm trên nếu phủ sứ múi ngoài thì ranh giới sứ – kim loại ở 1/3 sườn phía trong của múi ngoài (ngoài điểm đụng múi ngoài răng dưới) • Răng cối lớn hàm dưới, múi ngoài phải phủ sứ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬA SOẠN CÙI RĂNG 1. Cùi răng quá thoát • Nguyên nhân do nghiêng mũi khoan nhiều khi mài sửa soạn • Để tránh lỗi này, luôn cần có điểm tựa vững chắc khi mài sửa soạn, hướng mũi khoan song song hoặc nghiêng 5o so với trục răng hay hướng lắp đã xác định trước 2. Sửa soạn hình dạng mặt ngoài không đúng giải phẫu • Mài mặt ngoài theo một bình diện √ Nếu mài toàn bộ mặt ngoài theo hướng 1/3 cổ răng thì không đủ khoảng cho phục hình sau cùng, phục hình sẽ mỏng ở 2/3 nhai, ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ √ Nếu mài toàn bộ mặt ngoài theo hướng 2/3 mặt nhai thì sẽ mất nhiều mô răng, có khả năng xâm phạm tủy và giảm lưu giữ 3. Cùi răng bị lẹm • Thường gặp tại vị trí gần ĐHT do tác động ấn mạnh đầu mũi khoan để tạo ĐHT • Để tránh lỗi này luôn giữ hướng mũi khoan song song trục răng hoặc hướng tháo lắp đã xác định 4. Các góc bén nhọn • Các góc không được làm tròn trở thành điểm yếu của răng, dễ gãy khi đổ mẫu, gây khó khăn khi gắn phục hình • Đôi khi phần mô răng bén nhọn có thể gãy ngay lúc thử mão 5. Các lỗi khác 1. Xoang phụ quá sâu • Nguyên nhân thường thấy là do ấn quá sâu xuống xoang phụ 2. Xoang không thoát • Các vách không song song hoặc không phân kỳ nhẹ về mặt nhai • Khi mài cần sử dụng thám trâm để kiểm tra, luôn hướng múi khoan song song hoặc hơi phân kỳ về mặt nhai 3. Mài vào răng kế bên • Do không kiểm soát tốt mũi khoan khi mài mặt bên 4. Mài xoang chính quá sâu xuống gai nướu 5. Các chốt của pinlay, pinledge không song song • Làm không thể gắn được phục hình 1. Độn phần môi lên • Mài không đủ chỗ • Hoặc không xác định đúng chỉ định ngay từ đầu 2. Dán dễ sút, vỡ • Bệnh nhân có các thói quen xấu dến mặt dán • Chiều dày miếng dán không đủ • Kỹ thuật dán không tốt 3. Màu sắc không thẩm mỹ • Sai sót khi chọn màu miếng dán • Sửa soạn phần mô răng nhiễm màu không tốt Nhạy cảm kỹ thuật, cần tay nghề và phương tiện tốt Lực nhai mạnh dễ tét thân răng Nếu sâu nhỏ cân nhắc lựa chọn trám thay vì inlay, onlay để bảo tồn mô răng Vệ sinh răng miệng kém Mô răng xấu, dễ sâu Mô răng tốt, ít sâu Răng có buồng tủy tương đối nhỏ Vệ sinh răng miệng tốt Phần giữ cho cầu răng hoặc tựa inlay, onlay Bệnh nhân quá trẻ, buồng tủy răng lớn Răng sâu vỡ lớn Răng bị thiểu sản men ngà Răng chết tủy đổi màu Răng bể múi không thể trám Răng cần nâng cao khớp cắn nếu cần tái lập lại kích thước dọc Răng trụ cho phục hình tháo lắp bán phần Các vách song song hoặc hơi hội tụ 2o – 5o về phía mặt nhai Cùi quá thoát sẽ không lưu giữ phục hình tốt Cùi quá thấp sẽ không lưu giữ phục hình tốt Không tạo lẹm Không quá thoát Tôn trọng hình thể sẵn có của mặt nhai Mài vát múi chịu hợp lý Sửa soạn hình dạng mặt ngoài không đúng giải phẫu Mặt nhai bị mài phẳng Cùi răng có góc xa – ngoài bị mài quá nhiều Cùi răng quá thoát Cẩn thận mài vào răng kế bên Không tạo độ thoát cho xoang inlay, onlay