Content text Tây Tiến - Quang Dũng
Lệnh phụ “Tây Tiến” Threads: @tht.diary sharing
Nhận xét cái nhìn thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng Cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một cách đầy thơ mộng, trữ tình Quang Dũng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên với nhiều nét tương phản, đối lập bằng một hồn thơ đầy tinh tế, nhạy cảm Từ đó tạo cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, nao lòng trước cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chính cái tôi lãng mạn hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên nhiên và con người Tây Bắc sharing Threads: @tht.diary Công thức ghi nhớ lệnh đề nhận xét cái nhìn: Tác giả nhìn sự vật/ hiện tượng ra sao? (liệt kê một số tính từ) --> Nhìn bằng phong cách/ hồn thơ như thế nào? --> Từ đó gửi gắm tình cảm, thông điệp gì đến người đọc? --> Khẳng định lại phong cách và vị trí nhà văn
Nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng – Chất hiện thực: Nhà thơ không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi nói về khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xanh xao, tiều tụy của người lính; không né tránh cái chết khi miêu tả cảnh tượng hoang lạnh, tàn khốc --> Thể hiện qua câu thơ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” → Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp hình tượng – Bút pháp lãng mạn: + Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính. + Thể hiện trong việc tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, bay bổng. + Thể hiện ở khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: hiện thực thiếu thốn, bệnh tật, chết chóc đối lập với sức mạnh dữ dội, lẫm liệt và lí tưởng anh hùng cao cả, sự hi sinh bi tráng. + Thể hiện ở bút pháp lí tưởng hóa hình tượng. ⇒ Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp về người lính chống Pháp. sharing Threads: @tht.diary
Nhận xét lý tưởng tuổi trẻ trong Tây Tiến Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm từng viết trong cuốn nhật kí của chị: “Có một thế hệ đã lên đường với trái tim nhiệt huyết tuổi hai mươi cháy bỏng hoài bão, cho ngày mai, cho đất nước, cho tự do” --> Mấy đứa có thể áp dụng câu nói này khi nói về lý tưởng tuổi trẻ trong Tây Tiến nhé! Lý tưởng sẵn sàng cống hiến, xả thân vì nghĩa lớn, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh → những chàng trai trẻ Hà Thành đã đem theo khát khao, lý tưởng cao đẹp, cả nhiệt huyết và tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. Lý tưởng dấn thân, đương đầu, khám phá, không lùi bước → những người lính hào hùng kiêu hùng, can trường “Chúng tôi đi không tiếc đời mình nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc nhưng ai cũng tiếc tuổi đôi mươi thì còn chi Tổ quốc” (Thanh Thảo) sharing Threads: @tht.diary