Content text 8000.(WORD) BIỆN PHÁP KẾT HỢP TRẠM VÀ MẢNH GHÉP HÓA 7 + HÓA 8.pdf
1 MỤC LỤC I. LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP ............................................................................... 2 II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP ........................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của biện pháp 2 2.2. Phạm vi áp dụng 2 2.3. Kĩ thuật dạy học theo trạm 3 2.3.1. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo trạm................................................................. 3 2.3.2. Ưu điểm và hạn chế............................................................................................... 4 2.4. Kĩ thuật dạy học mảnh ghép 4 2.4.1. Cách tiến hành kĩ thuật các mảnh ghép: ............................................................ 4 2.4.2. Ưu điểm và hạn chế............................................................................................... 5 III. CÁCH THỨC VÀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG. .5 IV. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC............................................................................................................................... 7 V. KẾT LUẬN CỦA BIỆN PHÁP ..................................................................................... 10 5.1. Kết luận 14 5.2. Kiến nghị 15 Một số hình ảnh minh họa .................................................................................................. 10
2 I. LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP Phương pháp dạy học tích cực được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường học thuộc các quốc gia trên thế giới trong nhiều năm qua. Tại Việt Nam, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực bắt đầu được đẩy mạnh từ năm 2018 sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu được đưa vào giảng dạy. Nó mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học, thúc đẩy sự sáng tạo, tính chủ động và phát huy tính tích cực của quá trình nhận thức ở các em học sinh. Việc xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng là một khâu rất quan trọng, nhưng chuyển nội dung đó thành tri thức của bản thân học sinh là khoa học và nghệ thuật. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau áp dụng cho từng đối tượng học sinh và từng bài giảng. Mỗi phương pháp và kĩ thuật đều có những điểm mạnh và điểm yếu, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Không một phương pháp nào là vạn năng và có thể sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài giảng ta có thể phối hợp đa dạng các phương pháp và kĩ thuật để đạt hiệu quả giảng dạy cao hơn. Qua thời gian giảng dạy, tự tìm tòi, tham khảo, học tập của bản thân thông qua việc dự giờ đồng nghiệp, qua các buổi tập huấn về phương pháp dạy học mới và những kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó kĩ thuật dạy học mảnh ghép và trạm thể hiện quan điểm, chiến lược dạy học hợp tác, có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ngoài những ưu điểm đạt được thì tôi nhận thấy còn những điểm hạn chế của kĩ thuật khi áp dụng nên tôi đã mạnh dạn cải tiến, vận dụng và cụ thể hóa phù hợp với định hướng, mục tiêu của nhà trường, môn học, nội dung kiểu bài lên lớp, điều kiện thực tiễn của giáo viên và đối tượng học sinh. Xuất pháp từ lý do trên, tôi đã chọn biện pháp “Phối hợp kĩ thuật trạm với kỹ thuật mảnh ghép nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Hóa học” để khắc phục những hạn chế trong kĩ thuật và giúp các em hứng thú hơn với môn học từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP 2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của biện pháp - Mục tiêu: Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất tốt hơn trong việc đem lại tri thức, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh giúp nâng cao chất lượng dạy và học. - Nhiệm vụ: Giới thiệu về phối hợp kĩ thuật “Trạm”, kết hợp với “Mảnh ghép” tóm lược cách vận dụng kĩ thuật này trong dạy học môn Khoa học tự nhiên – Phân môn Hóa học ở trường THCS Minh Tân. 2.2. Phạm vi áp dụng Biện pháp có thể áp dụng đối với những bài học, chủ đề có nội dung tương đối độc lập.
3 2.3. Kĩ thuật dạy học theo trạm Dạy học theo trạm là cách dạy học nhấn mạnh vào khả năng làm việc độc lập của các nhóm. Lớp học được chia thành nhiều trạm, bố trí ở các vị trí khác nhau trong lớp, mỗi trạm gắn với một nhiệm vụ cụ thể độc lập các trạm khác. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm, sẽ luân phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đến các trạm chờ. Cứ như thế cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạm thì sẽ lên thuyết trình. Học sinh có thể bắt đầu nhiệm vụ từ một trạm bất kỳ 2.3.1. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo trạm Bước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập. Mỗi bài học hay chủ đề được xây dựng thành các nội dung khác nhau. Lớp học được chia ra thành nhiều trạm, mỗi trạm có một nhiệm vụ độc lập tương ứng với nội dung bài học. Các kiến thức độc lập với nhau trong một bài học có thể xây dựng thành một hệ thống trạm. Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm. Ở mỗi trạm học tập có thể xây dựng các loại nhiệm vụ phong phú. Bước 3. Tổ chức dạy học theo trạm trải qua các giai đoạn: * Chuẩn bị nguyên vật liệu cho từng trạm. * Thống nhất nội quy làm việc theo trạm với HS. * HS tiến hành các nhiệm vụ học tập trong từng trạm. * Tổng kết, hệ thống hóa các kiến thức 2.3.2. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm
4 - HS được học sâu và hiệu quả bền vững: HS được tìm hiểu nội dung học tập theo các phong cách khác nhau, theo các dạng hoạt động khác nhau, nhớ đó, HS có thể hiểu sâu, kiến thức nhớ lâu. - Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của Hs - Tạo được nhiều không gian cho thời điểm học tập mang tính tích cực: Các nhiệm vụ và hình thức học tập thay đổi tại các góc tạo cho HS nhiều cơ hội khác nhau (khám phá, thực hành, áp dụng, sáng tạo, chơi,...). Điều này cũng giúp gây hứng thú tích cực cho HS. - Tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV và HS, HS và HS; GV luôn theo dõi trợ giúp, hướng dẫn khi HS yêu cầu. Điều đó tạo ra sự tương tác cao giữa GV và HS, đặc biệt là HS TB, yếu. Ngoài ra HS được tạo điều kiện để hỗ trợ, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. - Đáp ứng được sự khác biệt của HS về sở thích, phong cách, trình độ và nhịp độ. Hạn chế - Học theo trạm đòi hỏi không gian lớp học rộng với số lượng HS vừa phải, học sinh phải di chuyển nhiều qua các trạm dễ gây mất trật tự trong tiết học. 2.4. Kĩ thuật dạy học mảnh ghép Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của HS. - Thay đổi cách tiếp cận kiến thức của học sinh theo tinh thần chủ động nhất. 2.4.1. Cách tiến hành kĩ thuật các mảnh ghép: Kĩ thuật chia làm 2 vòng cụ thể: VÒNG 1: Nhóm chuyên gia - Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,...)] - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, ... (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)] - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép - Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1-2 người nhóm I, 1-2 người nhóm II, 1-2 người nhóm III...) - Các câu hỏi và thông tin từ vòng 1 được các thành viên trong nhóm chia nhau trình bày và chia sẻ đầy đủ với nhau.