Content text Bài 23. Ôn tập chương 7 + đề ôn tập - GV.pdf
1. Nguyên tử halogen: - Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử halogen: ns2 np5 . - Xu hướng nhận 1 electron trở thành ion halide: X + 1e ⟶ X - thể hiện tính oxi hóa của X. 2. Đơn chất halogen: - Xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi từ F2 đến I2: tăng dần Giải thích: Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng và khối lượng phân tử tăng. - Xu hướng biến đổi tính oxi hoá của các halogen: giảm dần Giải thích: Độ âm điện giảm dần từ F đến I nên khả năng nhận electron giảm dần từ F đến I. - Các phản ứng hoá học được sử dụng để điều chế chlorine: Trong công nghiệp: Trong phòng thí nghiệm: MnO2 + 4HCl (đặc) o ⎯⎯→t MnCl2 + Cl2 + 2H2O Hoặc 2KMnO4 + 16HCl (đặc) ⟶ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 3. Hydrogen halide: - Sự biến đổi nhiệt độ sôi của các halogen halide từ HF đến HI: giảm từ HF đến HCl, tăng HCl đến HI. Giải thích: HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết hydrogen ; còn từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng do: + Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng + Khối lượng phân tử tăng. - Xu hướng biến đổi tính acid từ HF đến HI tăng dần. Giải thích: năng lượng liên kết giữa hydrogen với halogen giảm dần từ HF đến HI nên độ linh động của nguyên tử hydrogen tăng dần từ HF đến HI. 4. Muối halide: - Cách phân biệt các ion F- , Cl- , Br- , Itrong dung dịch muối và acid: dùng dung dịch AgNO3. - Sắp xếp các ion Cl- , Br- , Itheo thứ tự tính khử tăng dần: Cl- , Br- , I- .
Câu 1. Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất? A. H-F. B. H-Cl. C. H-Br. D. H-I. Câu 2. Trong nhóm halogen, từ F đến I, bán kính nguyên tử biến đổi theo chiều nào? A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn. Câu 3. Trong dãy đơn chất từ F2 đến I2, chất có tính oxi hóa mạnh nhất là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 4. Khi tiến hành điều chế và thu khí Cl2 vào bình, để ngăn khí Cl2 thoát ra ngoài gây độc, cần đậy miệng bình thu khí Cl2 bằng bông có tẩm dung dịch A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KCl. Câu 5. Làm muối là nghề phổ biến tại nhiều vùng ven biển Việt Nam. Một hộ gia đình tiến hành làm muối trên ruộng muối chứa 200 000 L nước biển. Giả thiết 1 L biển có chứa 30 g NaCl và hiệu suất quá trình làm muối thành phẩm đạt 60% Khối lượng muối hộ gia đình thu được là A. 1 200 kg. B. 10 000 kg. C. 6 000 kg. D. 3 600 kg. Đáp án: D. Ta có: 1 L nước biển có 30 g NaCl 200 000 L nước biển có x g NaCl => x = 30 . 200 000 = 6 000 000 g = 6 000 kg Vì hiệu suất thành phẩm là 60% Khối lượng muối hộ gia đình thu được = 6 000.60%/100% = 3 600 kg Câu 6. Cho X, Y là hai nguyên tố halogen có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp, ZX < ZY. Hòa tan hoàn toàn 0,402 g hỗn hợp NaX và NaY vào nước, thu được dung dịch E. Cho từ từ E vào cốc đựng dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,574 g kết tủa. Kí hiệu của nguyên tố X và Y lần lượt là A. F và Cl. B. Cl và Br. C. Br và I. D. Cl và I. Đáp án: A. Giả sử NaX và NaY đều tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. Gọi công thức chung của NaX và NaY là NaX Phương trình phản ứng: NaX + AgNO3 → AgX + NaNO3. ( 23 + M X ) (108 + M X ) 0,402 gam → 0,574 gam = → + + X X X 0,402 0,574 M = 175,66 23 M 108 M Mx < 175,66 < MY. Trong tự nhiên không có nguyên tố halogen nào có M > 175,66. Vậy trường hợp cả 2 muối NaX và NaY đều tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 là không thoản mãn. Nên chỉ có 1 muối tạo kết tủa với AgNO3. Vậy 2 muối ban đầu là NaF và NaCl. ----------HẾT----------
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 5 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 7 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 2. Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là A. fluorine. B. bromine. C. iodine. D. chlorine. Câu 3. Khi nung nóng, iodine rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là A. sự thăng hoa. B. sự bay hơi. C. sự phân hủy. D. sự ngưng tụ. Câu 4. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine, A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng. B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng. C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm. D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm. Câu 5. Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF. Câu 6. Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. tính acid. D. tính base. Câu 7. Hít thở không khí có chứa khí nào sau đây vượt ngưỡng 30μg/m3 không khí (QCVN 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở? A. Cl2. B. F2. C. N2. D. O3. Câu 8. Đặc điểm của halogen là A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoá học. B. tạo liên kết cộng hoá trị với hydrogen. C. nguyên tố có số oxi hoá -1 trong tất cả hợp chất. D. nguyên tử có 5 electron hoá trị. Câu 9. Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen mạnh? A. HCl. B. HI. C. HF. D. HBr. Câu 10. Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản phẩm là: A. FeCl3 và H2. B. FeCl2 va Cl2. C. FeCl3 và Cl2. D. FeCl2 và H2. Câu 11. Hiện tượng quan sát được là gì khi thêm dần dần nước chlorine vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột? A. Không có hiện tượng gì. B. Có hơi màu tím bay lên. C. Dung dịch chuyển sang màu vàng. D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng. Câu 12. Chọn phát biểu không đúng? A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid. B. Ion Fvà Clkhông bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc. C. Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ. D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI. Mã đề thi: 707
Câu 13. Cho phản ứng: NaX(s) + H2SO4(đặc) o ⎯⎯→t NaHSO4 + HX(g). Các hydrogen halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là A. HCl, HBr và HI. B. HF và HCl. C. HBr và HI. D. HF, HCl, HBr và HI. Câu 14. Có các nhận xét sau về chlorine và hợp chất của chlorine: (1) Nước Javel có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn. (2) Cho giấy quỳ tím vào dung dịch nước chlorine thì quỳ tím chuyển màu đỏ. (3) Trong phản ứng giữa HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử. (4) Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện cực trơ). Trong các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 15. Quặng apatite, loại quặng phổ biến trong tự nhiên có chứa nguyên tố fluorine, có thành phần hoá học chính là A. CF3Cl. B. NaF. C. Na3AlF6. D. Ca10(PO4)6F2. Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Bán kính nguyên tử của chlorine lớn hơn bán kính nguyên tử của fluorine. B. Độ âm điện của bromine lớn hơn độ âm điện của iodine. C. Tính khử của ion Br− lớn hơn tính khử của ion Cl− . D. Tính acid của HF mạnh hơn tính acid của HCl. Câu 17. Làm muối là nghề phổ biến tại nhiều vùng ven biển Việt Nam. Một hộ gia đình tiến hành làm muối trên ruộng chứa 200 000 L nước biển. Giả thiết 1 L nước biển có chứa 30 gam NaCl và hiệu suất quá trình làm muối thành phẩm đạt 60%. Khối lượng muối hộ gia đình thu được là A. 1 200 kg. B. 10 000 kg. C. 6 000 kg. D. 3 600 kg. Câu 18. Cho các phát biểu: (a) Khi cho potassium bromide rắn phản ứng với sulfuric acid đặc thu được khí hydrogen bromide. (b) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử. (c) Fluorine có số oxi hóa bằng -1 trong các hợp chất. (d) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở nhiệt độ thường. (e) Muối iodized dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho nhiệt độ sôi của các hydrogen halide ở bảng dưới đây: Chất HF HCl HBr HI Nhiệt độ sôi oC 19,5 -84,9 -66,7 -35,8 a. Ở điều kiện thường, HF là chất khí còn HCl, HBr, HI là chất khí. b. Các hydrogen halide đều là các phân tử phân cực. c. Nhiệt độ sôi tăng dần từ HCl đến HI phù hợp với xu hướng tăng tương tác van der Waals. d. Ở cùng điều kiện áp suất, HF có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do năng lượng liên kết H – F bền vững làm cho HF khó bay hơi. Câu 2. Xét các phản ứng hoá học: H2(g) + X2(g) → 2HX(g) (X là các halogen). Cho bảng số liệu năng lượng liên kết H – X: Năng lượng liên kết H – F H – Cl H – Br H – I