Content text DE KT HK1 HOA 10 FORM 2025 SO 6.docx
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO MẪU THPT NĂM 2025 I. Khung Đề Cuối Kì 1 Hóa 10 1. Hình thức: Trắc nghiệm + Trắc nghiệm đúng sai + Trắc nghiệm trả lời ngắn. 2. Thời gian: 50 phút. 3. Phạm vi kiến thức: Nhập Môn Hóa Học, Nguyên Tử, Bảng Tuần Hoàn Hóa Học. - Cấu trúc: Nguyên Tử (20%), Bảng Tuần Hoàn Hóa Học (40%), Liên Kết Hóa Học (40%). (tỉ lệ này nhằm làm chuẩn, nếu quý thầy cô có thay đổi cho phù hợp với địa phương thì cần ghi rõ lại) - Số lượng câu hỏi: + Trắc nghiệm : Gồm 18 Câu. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. + Trắc nghiệm đúng sai: Gồm 4 Câu. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S). + Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: Gồm 6 câu. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. II. Bảng Năng Lực Và Cấp Độ Tư Duy Đề Minh Họa Bảng Mẫu Theo Bộ Cấp Độ Dư Duy PHẦN I PHẦN II PHẦN III Biết Hiể u Vận Dụng Biế t Hiể u Vận Dụng Biế t Hiể u Vận Dụng 1. Nhận thức hóa học 11 3 2 1 1 1 2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học 1 3 3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1 1 4 2 5 3 1 Tổng 13 1 4 3 7 6 4 2 Điểm Tối Đa 4,5 4,0 1,5 III. Phần Đề (bắt buộc phải có số điện thoại zalo để tiện cho quá trình phản biện) KIỂM TRA CUỐI HK 1 – HOÁ 10 (theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Vỏ nguyên tử chứa A. các electron mang điện tích dương, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân. B. các electron không mang điện tích, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân. C. các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân. D. các proton và neutron, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân. Câu 2. Phát biểu sai khi nói về neutron? A. tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. B. có khối lượng bằng khối lượng proton. C. có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.
D. không mang điện. Câu 3. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp không theo nguyên tắc? A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng. B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. D. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử. Câu 4. Bảng tuần hoàn gồm có A. 7 chu kì có 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn. B. 8 chu kì có 4 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. C. 18 chu kì có 8 chu kì nhỏ và 10 chu kì lớn. D. 7 chu kì có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. Câu 5. Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều chế kem trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p 4 . Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên tử sulfur? A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron. C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3. D. Sulfur nằm ở nhóm VIA. Câu 6. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử giảm và độ âm điện tăng. D. bán kính nguyên tử tăng và độ âm điện giảm. Câu 7. Cho cấu hình của nguyên tố X là 1s²2s²2p 6 3s². Phát biểu đúng là A. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn. B. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIIB trong bảng tuần hoàn. C. X ở ô 12, chu kỳ 2, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. D. X ở ô 12, chu kỳ 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Câu 8. Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử? A. Tính kim loại và tính phi kim. B. Khối lượng nguyên tử. C. Tính acid - base của các hydroxygende. D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng. Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol. A. B. B. N. C. O. D. Mg. Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm. A. Hydrogen. B. Berylium. C. Casesium. D. Phosphorus. Câu 11. Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: X:1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 , Q:1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 , Z: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . Tính base tăng dần của các hydroxide là A. XOH < Q(OH) 2 < Z(OH) 3 . B. Z(OH) 3 < XOH < Q(OH) 2 . C. Z(OH) 3 < Q(OH) 2 < XOH. D. XOH < Z(OH) 3 < Q(OH) 2 . Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính nguyên tử rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng? A. Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim. B. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim. C. Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại. D. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại. Câu 13. Liên kết hóa học là
A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 14. Trong phân tử iodine (I 2 ), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây? A. Xe. B. Ne. C. Ar. D. Kr. Câu 15. Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion? A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao. C. Hợp chất ion dễ hoá lỏng. D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định. Câu 16. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na 2 O)? A. Trong phân tử Na 2 O, các ion sodium Na + và ion oxide O 2- đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon. B. Phân tử Na 2 O tạo bỡi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na + và một ion O 2- . . C. Là chất rắn trong điều kiện thường. D. Không tan trong nước chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, cacbon tetrachloride. Câu 17. Liên kết hóa học trong phân tử Br 2 thuộc loại liên kết A. cộng hoá trị không cực. B. hydrogen. C. cộng hoá trị có cực. D. ion Câu 18. Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H 2 O là liên kết A. cộng hoá trị không phân cực. B. hydrogen. C. cộng hoá trị phân cực. D. ion PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S) Câu 1. Theo mô hình nguyên tử hiện đại a. Các electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân. b. Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron. c. Các electron trên các phân lớp 1s, 2s, 3s có năng lượng bằng nhau. d. Số lượng các orbital trong một phân lớp (s, p, d) luôn là một số lẻ. Câu 2. Cho các nguyên tố Na (Z = 11), Cl (Z = 17), F (Z = 9) và K (Z = 19). a. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự: K < Cl < Na < F. b. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất trong dãy là Fluorine (F). c. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất trong dãy là Sodium (Na). d. Nguyên tố Na và F ở cùng một chu kì. Câu 3. Xét phân tử H 2 O a. Liên kết H-O là liên kêt cộng hoá trị không phân cực. b. Cặp electron dùng chung trong liên kết H – O lệch về phía nguyên tử O. c. Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng.
d. Các phân tử H 2 O có khả năng tạo liên kết hydrogen với nhau. Câu 4. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2013, trẻ em sinh sống tại những khu vực có nguồn nước bị nhiễm Fluorine có chỉ số IQ trung bình sẽ thấp hơn so với những trẻ em sống tại vùng khác. Anion F - (fluoride) có độc tính mạnh với hệ thần kinh. Với lượng tương đối thấp: 0,2 gam ion F - trên cơ thể có trọng lượng 70 kg có thể gây tử vong. Tuy nhiên, sự có mặt của anion fluoride lại giúp men răng chắc khỏe và chống chọi các bệnh về sâu răng, vì vậy anion fluoride được thêm vào nước uống đóng chai với nồng độ 1mg ion F - trên 1L nước và bổ sung một lượng nhỏ dưới dạng muối sodium fluoride (NaF) trong kem đánh răng. a. Tinh thể NaF là tinh thể ion. b. Trong tinh thể NaF mỗi ion Na + có 6 ion F - gần nhất c. Một bạn học sinh nặng khoảng 60kg sử dụng loại nước chứa ion F - với lượng 1mg/1L để giúp men răng chắc khỏe, chống sâu răng. Mỗi ngày học sinh này nên uống tối đa 2 chai 500ml nước đó. d. Muối sodium fluoride giúp bảo vệ răng chắc khỏe và chống sâu răng. PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Krypton là một trong những khí hiếm được ứng dụng trong chiếu sáng và nhiếp ảnh. Hình dưới biểu thị phổ khối của Krypton. Krypton có bao nhiêu đồng vị bền? Câu 2. Từ phổ khối lượng (MS) của Neon (Ne) ở hình dưới đây: Hãy cho biết giá trị nguyên tử khối trung bình của neon là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 3. Cho 6 nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 14, 16, 17, 18 và 19. Trong số các nguyên tố trên có bao nhiêu nguyên tố phi kim? Câu 4. Độ âm điện của một số nguyên tố được cho trong bảng: Na Ba Cl H O K 0,93 0,89 3,16 2,2 3,44 0,82 Có bao nhiêu hợp chất ion trong dãy các chất sau: H 2 O, BaO, NaCl, C 2 H 4 , KOH?