Content text CD8-XAC SUAT-GV-P1.docx
MỤC LỤC §CHỦ ĐỀ ❽. XÁC SUẤT 2 ۞BÀI ❶. PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU 2 Ⓐ. Tóm tắt kiến thức 2 Ⓑ. DẠNG TOÁN CƠ BẢN 2 ⬩Dạng ❶: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu 2 ⬩Dạng ❷: Toán ứng dụng thực tế 4 Ⓒ. BÀI TẬP RÈN LUYỆN 6 ▶ Dạng 1: phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu 6
Có hai nhóm học sinh: Nhóm I có ba học sinh nam là Huy, Sơn, Tùng; nhóm II có ba học sinh nữ là Hồng, Phương, Linh. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm. a) Phép thử và kết quả của phép thử là? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử? ▶Ví dụ ① Lời giải a) Phép thử: Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm. Kết quả của phép thử: Lần chọn thứ nhất: 3 kết quả có thể xảy ra(Huy, Sơn, Tùng) Lần chọn thứ hai: 3 kết quả có thể xảy ra(Hồng, Phương, Linh) b) Mô tả không gian mẫu của phép thử: Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử. Sử dụng cặp tên (x,y) để mô tả kết quả với: x là tên học sinh được chọn từ nhóm I y là tên học sinh được chọn từ nhóm II Lần 2 Lần 1 Huy Sơn Tùng Hồng (Hồng, Huy) (Hồng, Sơn) (Hồng, Tùng) Phương (Phương, Huy) (Phương, Sơn) (Phương, Tùng) Linh (Linh, Huy) (Linh, Sơn) (Linh, Tùng) Không gian mẫu: = {(Hồng, Huy); (Hồng, Sơn); (Hồng, Tùng); (Phương, Huy); (Phương, Sơn); (Phương, Tùng); (Linh, Huy); (Linh, Sơn); (Linh, Tùng)} Vậy không gian mẫu có 9 phần tử.