Content text bài 23. Thực hành Lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 23: THỰC HÀNH: LẮP RÁP MẠCH SO SÁNH SỬ DỤNG CỔNG LOGIC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trong bài học này, HS sẽ: - Lắp ráp, kiểm tra mạch so sánh dùng các cổng logic cơ bản. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình thực hành. - Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng: Vận dụng những kiến thức về mạch so sánh sử dụng cổng logic vào thực tế. Năng lực công nghệ: - Kể được tên các dụng cụ, vật liệu sử dụng trong bài thực hành. - Trình bày được các bước quy trình thực hành. - Lắp ráp, kiểm tra được mạch so sánh dùng các cổng logic cơ bản. 3. Phẩm chất - Ham học hỏi thông qua việc tìm hiểu về mạch so sánh dùng các cổng logic cơ bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính. - Dụng cụ, vật liệu thực hành.
- SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. 2. Đối với học sinh: - SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nhận biết được các cổng logic cơ bản trong sơ đồ nguyên lí mạch so sánh tín hiệu số 1 bit. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Quan sát Hình 23.1 và kể tên các cổng logic được sử dụng trong hình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Gợi ý trả lời: Mạch có sử dụng 2 cổng NOT (số 1 và 2), 2 cổng AND (số 3 và số 4) và 1 cổng NOR (số 5).
- Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ thực hành lắp ráp và kiểm tra mạch so sánh dùng các cổng logic cơ bản. Chúng ta cùng vào Bài 23: Thực hành: Lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Chuẩn bị a. Mục tiêu: HS tìm hiểu được sơ đồ mạch so sánh ứng dụng khuếch đại thuật toán có chỉ thị LED. b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện các yêu cầu của giáo viên để tìm hiểu về mục đích yêu cầu của chủ để bài học, vẽ được sơ đồ mạch điện. c. Sản phẩm: HS phân tích được sơ đồ mạch so sánh có chỉ thị LED d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát Hình 23.1 và 23.2, thảo luận trả lời một số câu hỏi: 1. Mạch có chức năng là gì và dùng các cổng logic nào? 2. Xác định loại IC và sơ đồ chân IC tương ứng với mỗi loại cổng logic được sử dụng. 3. Nêu các trường hợp khác nhau của A và B và chỉ thị kết quả trên 3 LED. 4. Xác định vị trí tín hiệu đầu vào A I. CHUẨN BỊ 1. Tìm hiểu sơ đồ lắp mạch so sánh sử dụng cổng logic cơ bản 2. Lựa chọn thiết bị, vật liệu và dụng cụ
và B, cách LED thể hiện giá trị bit đầu vào như thế nào? 5. Xác định vị trí các đầu ra C, D, E và các LED thể hiện kết quả đầu ra. - GV giới thiệu các thiết bị, vật liệu và dụng cụ cho các nhóm. - GV trình bày tiêu chí đánh giá của bài thực hành. Bảng đính kèm dưới HĐ1. - GV hướng dẫn thực hiện báo cáo theo mẫu: Mẫu đính kèm dưới HĐ1 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Đáp án Câu hỏi: 1. Mạch có chức năng so sánh tín hiệu số ở đầu vào A và B, đưa kết quả tới các đầu ra C, D và E. Mạch (cho một nhóm học sinh)