Content text ĐỀ 4 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx
b) Khi kết thúc chuẩn độ, dung dịch trong bình tam giác có màu hồng tồn tại bền trong khoảng 20 giây là của lượng rất nhỏ KMnO 4 dư. c) Mối quan hệ giữa V 1 , C 1 , V 2 và C 2 được biểu diến qua công thức 5V 1 C 1 = V 2 C 2 . d) Có thể thực hiện phép chuẩn độ trên bằng cách đựng dung dịch KMnO 4 ở bình tam giác và dung dịch Fe 2+ trong môi trường acid ở burette cho kết quả chuẩn độ tương tự. Câu 3. Các muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều bị phân huỷ bởi nhiệt. Xét phản ứng nhiệt phân: MCO 3 (s) ot MO(s) + CO 2 (g); o r298H Muối MgCO 3 (s) CaCO 3 (s) SrCO 3 (s) BaCO 3 (s) o r298H(kJ) 100,7 179,2 234,6 271,5 (Nguồn: John A. Dean (1999), Hand book of Chemistry, Fifteenth Edition, McGraw-Hill, Inc.) Nhiệt độ bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt phân (sắp xếp ngẫu nhiên) các muối carbonate là 882°C; 1360°C; 542°C; 1155°C. a) Độ bền nhiệt của các muối giảm dần từ MgCO 3 đến BaCO 3 . b) Các phản ứng nhiệt phân ở trên đều là phản ứng toả nhiệt. c) Ở nhiệt độ 1360°C, phản ứng nhiệt phân SrCO 3 bắt đầu xảy ra. d) Trong phản ứng nhiệt phân muối CaCO 3 thì khối lượng chất rắn giảm 44% sau khi nung (giả sử hiệu suất nhiệt phân là 100%). PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cấu hình electron của iron (Fe) là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 . Xác định số electron độc thân trong ion Fe 3+ . Câu 2. Cho dãy các kim loại sau: Fe, Na, K, Mg, Be và Ca. Có bao nhiêu kim loại trong dãy phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường? Câu 3. Cho dãy các hợp chất của kim loại kiềm nhóm IA: Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , K 2 SO 4 , K 2 CO 3 và KHCO 3 . Có bao nhiêu chất trong dãy trên thỏa mãn hai tính chất sau: + Tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí Y làm đục nước vôi trong. + Đốt trên ngọn lửa đèn khí thấy ngọn lửa có màu tím. Câu 4. Cho các phản ứng sau: (1) 2[Au(CN) 2 ] - (aq) + Zn(s) → [Zn(CN) 4 ] 2- (aq) + 2Au(s) (2) 2[Fe(CN) 6 ] 4 - (aq) + Cl 2 (g) → 2[Fe(CN) 6 ] 3- (aq) + 2 Cl (aq) (3) [Ag(NH 3 ) 2 ] + (aq) + 2H + (aq) + Cl (aq) → AgCl(s) + 2 4NH (aq) (4) [Cr(OH 2 ) 6 ] 3+ (aq) +6 OH (aq) → [Cr(OH) 6 ] 3- (aq) + 6H 2 O(l) Có bao nhiêu phản ứng xảy ra sự thay thế phối tử? Câu 5. Cho quá trình sau: 4Al(s) + 3O 2 (g) → 2Al 2 O 3 (s) o r298H = –3351,4 kJ Lượng nhiệt tỏa ra khi 1 gam nhôm bị oxi hóa hoàn toàn ở điều kiện chuẩn là bao nhiêu kJ? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). Câu 6. Trong công nghiệp sản xuất gang ở nước ta hiện nay, muốn sản xuất ra 1 tấn gang cần phải sử dụng 1,7 đến 1,8 tấn quặng sắt, 0,6 đến 0,7 tấn đá vôi làm chất trợ dung, 0,6 đến 0,8 tấn than cốc. Giả thiết trong đá vôi CaCO 3 chiếm 97% khối lượng và 90% than cốc chuyển hoá thành CO 2 . Trong điều kiện sản xuất như trên, khi sản xuất được 1 tấn gang, nhà máy đã thải ra môi trường tối thiểu bao nhiêu m 3 khí CO 2 ở điều kiện chuẩn? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Câu 1. Sau một thời gian sử dụng, bạn An phát hiện đáy của ấm đun nước trong nhà có đóng lớp cặn màu trắng, Hà cho rằng đó là calcium carbonate. Đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của Hà. Câu 2. Thực hiện thí nghiệm sau: Thêm khoảng 2 mL dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa khoảng 1 mL dung dịch CuSO 4 . Quan sát và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.