PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 8. Bảo đảm an toàn dữ liệu.docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 8: BẢO ĐẢM AN TOÀN DỮ LIỆU (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Chỉ ra được một số tình huống có thể dẫn tới mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và giải thích được tác hại của các sự cố đó. - Biết được một số biện pháp chung để bảo đảm an toàn dữ liệu. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt nhiệm vụ. - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi, giải quyết được các vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Năng lực Tin học: - Biết được một số biện pháp chung để bảo đảm an toàn dữ liệu. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập. - Trung thực: Thực hiện đúng phần việc của bản thân và hợp tác làm việc nhóm khi được giao nhiệm vụ. Có ý thức báo cáo kết quả một cách chính xác. - Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, thông qua sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi. - Phòng thực hành. - SGK, SGV Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức với cuộc sống. 2. Đối với học sinh: - Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức với cuộc sống. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những nguy cơ và tác hại cùng các biện pháp phòng ngừa mất an toàn dữ liệu. b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK), HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Các tổ chức được tin học hoá cao như ngân hàng, bảo hiểm,... xử lí hầu hết mọi công việc bằng máy tính. Điều gì sẽ xảy ra nếu thiết bị lưu trữ bị hỏng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.31 SGK. - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Nếu dữ liệu bị rơi vào tay kẻ xấu thì có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Vậy cần làm gì để đảm bảo an toàn dữ liệu? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả mất an toàn dữ liệu và biện pháp phòng ngừa. - Bài 8: Bảo đảm an toàn dữ liệu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Một số tình huống mất dữ liệu và tác hại a. Mục tiêu: - Chỉ ra được một số tình huống có thể dẫn tới mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và giải thích được tác hại của các sự cố đó. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1 (SGK-tr.42+43) kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Hình thành kiến thức bài học. HS nêu được tình huồn dẫn tới mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và giải thích được tác hại của các sự cố đó. d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (2-3 người/1 nhóm), trả lời Hoạt động 1 (SGK -tr.42): Trong thực tế hầu như mọi người dùng máy tính ai cũng từng phải đối mặt với tình huống mất dữ liệu. Hãy nêu một ví dụ mà em biết hoặc một trải nghiệm của bản thân về việc mất dữ liệu và hậu quả. - HS tìm hiểu mục 1 và trả lời câu hỏi: 1) Nêu các nguy cơ mất an toàn dữ liệu. 2) Tác hại của việc mất an toàn dữ liệu là gì? 1. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG MẤT DỮ LIỆU VÀ TÁC HẠI Hoạt động 1 a) Các nguy cơ mất an toàn dữ liệu b) Tác hại của việc mất an toàn dữ liệu

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.