Content text Chương trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.pdf
GIẢNG VIÊN : BS HOÀNG THẠCH THẢO BỘ MÔN: TỔ CHỨC, QUẢN LÝ Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Tình hình chung Về tình hình ngộ độc thực phẩm: Năm 2017, cả nước xảy ra 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc phải, trong đó có 24 trường hợp tử vong. Tính đến hết tháng 10/2018, cả nước đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 40 vụ so với cùng kỳ 2017), khiến hơn 2.010 người ngộ độc (năm 2017 là 2.583 ca, giảm 24%), trong đó có 15 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu, nấm độc...
1. Tình hình chung Tình trạng thực phẩm bẩn • Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước 81.115 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, có 7.546 cơ sở đã bị xử lý, 299 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành; 659 cơ sở có nhãn phải khắc phục; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. • Trong 5 năm qua, mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu về khoảng 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật với 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chất hóa học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó, nhiều loại hóa chất cấm vẫn được nhập lậu như Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ, Wofatox, Monitos, Kelthane...