PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 11_P34 final-75-82.pdf

75 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI VIỆT NAM SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF TEXTILE AND APPAREL SUPPLY CHAIN FOR GARMENT EXPORTING COMPANIES IN VIETNAM NGUYỄN THỊ CẨM LOAN* , MAI XUÂN ĐÀO, TRƯƠNG THỊ THÚY VỊ, BÙI THỊ TỐ LOAN Khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính - Marketing Email liên hệ: [email protected] Tóm tắt Chuỗi cung ứng dệt may tại Việt Nam khá phức tạp và đây là ngành kinh tế gây ra nhiều tổn hại về môi trường. Vì vậy “xanh hoá” để phát triển bền vững ngành dệt may đang trở thành một xu hướng, lời kêu gọi của khách hàng trên thế giới. Khi khách hàng có những yêu cầu khắt khe, đòi hỏi sản phẩm may mặc phải đáp ứng các tiêu chí “bền vững” khiến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc (DNXKMM) tại Việt Nam có những khó khăn nhất định. Bài viết phân tích những thuận lợi và thách thức của DNXKMM tại Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hiện nay. Từ đó đề xuất các kiến nghị cho DNXKMM, Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) và Chính phủ nhằm phát triển bền vững chuỗi cung ứng dệt may, tạo điều kiện DNXKMM cải thiện năng lực của mình khi tham gia vào chuỗi. Từ khóa: Bền vững; chuỗi cung ứng; dệt may; doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc; xanh hóa. Abstract The textile and apparel supply chain in Vietnam is quite complex and this is an economic sector leading to a lot of environmental damage. Therefore, "greening" for sustainable development of the textile and apparel industry is becoming a trend, a call from customers around the world. When customers have strict requirements, requiring garment products to meet "sustainable" criteria, garment exporting companies (GEC) in Vietnam have certain challenges. The article analyzes the advantages and challenges of GEC in Vietnam when participating in the global supply chain in the current green context. Recommendations are then proposed for GEC, the Vietnam Textile and Apparel Association (VITAS) and the Government to develop the sustainable textile and apparel supply chain, facilating GEC to improve their capacity when participating in the chain. Keywords: Sustainability; supply chain; textile and apparel; garment exporting companies; greening. 1. Đặt vấn đề Đến nay Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, và đang đàm phán 3 hiệp định thương mại [1]. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như vậy, các quốc gia, doanh nghiệp trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trong thương mại toàn cầu. Nhờ các hiệp định này, hàng dệt may cũng như các mặt hàng khác đã tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, dệt may là một trong những ngành công nghiệp chính của Việt Nam, có thị trường xuất khẩu lớn đến 100 nước, vùng lãnh thổ [2], kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cao, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước [3]. Trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu, sản phẩm may mặc chiếm tỷ trọng cao trong tổng KNXK của ngành dệt may nên chuỗi cung ứng của DNXKMM mặc nhận được nhiều quan tâm của các cấp từ nhà nước, hiệp hội đến doanh nghiệp. Và trong xu hướng bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế xã hội ngày nay, các thị trường nhập khẩu dệt may lớn của Việt Nam đã dần đặt ra các quy định xanh hóa chuỗi cung ứng ngành dệt may. Điều này đòi hỏi các DNXKMM cần chú trọng đến khía cạnh môi trường như quy trình sản xuất xanh, phát triển sản phẩm xanh, v.v để trở thành đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất, nhà phân phối lớn. Ngược lại, nếu họ không đáp ứng được xu thế xanh, họ sẽ dần bị mất thị trường. Bình và Trang (2021) đã chứng minh áp lực từ thị trường và sự gia tăng của đối thủ sản xuất hàng may mặc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chiến lược xuất khẩu thân thiện môi trường [4]. Theo lược khảo của nhóm tác giả, hiện nay ở Việt Nam có một số nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng ngành dệt may nói chung
76 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) (Trang, 2023) [5] và còn ít nghiên cứu chính thức của ngành hoặc của DNXKMM về phát triển bền vững gắn với môi trường. Các nghiên cứu đề cập đến môi trường của ngành thì chủ yếu đánh giá mức độ tác động của các yếu tố khác nhau đến việc thực hiện xanh hóa của các doanh nghiệp (Bình và Trang, 2021; Linh và Bình, 2024) [6], còn thiếu nghiên cứu về thực trạng “bền vững” của chuỗi cung ứng hiện nay và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho DNMMXK. Khi yêu cầu “xanh hóa”, vấn đề môi trường, hay bền vững của ngành dệt may không chỉ là xu thế mà trở thành yêu cầu tất yếu, đòi hỏi DNXKMM luôn tìm kiếm giải pháp để xây dựng chiến lược phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu để có cơ hội tham gia sâu hơn và bền vững vào chuỗi cung ứng dệt may của thế giới, nghiên cứu này sẽ bổ sung, lắp khoảng trống đó. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Chuỗi cung ứng LaLonde và Masters (1994) định nghĩa chuỗi cung ứng là một tập hợp các doanh nghiệp trong dịch chuyển vật lý hàng hóa từ vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Thông thường có nhiều doanh nghiệp độc lập trong chuỗi để sản xuất đưa sản phẩm đến tay khách hàng, đó là nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, khách hàng sỉ và lẻ, công ty vận chuyển [7]. Cùng quan niệm đó, Lambert và cộng sự (1998) định nghĩa chuỗi cung ứng là sự liên kết của các doanh nghiệp để đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường [8]. Theo Mentzer và cộng sự (2001) chuỗi cung ứng là một tập hợp của ít nhất 3 công ty, trong đó một công ty phải liên kết trực tiếp với ít nhất một bên trong dây chuyền phía trước hoặc phía sau nó trong việc lưu chuyển sản phẩm, dịch vụ, thông tin hay tài chính đến khách hàng [9]. Như vậy, chuỗi cung ứng có thể được hiểu là mạng lưới liên kết ngược lên nhà cung cấp và liên kết xuôi với khách hàng thông qua các quá trình và các hoạt động nhằm tạo ra các giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho khách hàng trên thị trường. 2.2. Chuỗi cung ứng bền vững Phát triển bền vững Theo Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (WCED - World Commission on Environment and Development), phát triển bền vững được định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững phải dựa trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường và không thể coi nhẹ yếu tố nào trong cả ba trụ cột này. Cụ thể là: (1) thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế, (2) đảm bảo tính bền vững sinh thái, (3) mang lại công bằng xã hội, bằng cách tạo ra cân bằng phân phối tốt hơn các cơ hội để sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển bền vững không phải là một xu thế mà thực sự cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp [10]. Chuỗi cung ứng bền vững Theo Carter và Roger (2008), chuỗi cung ứng bền vững là chuỗi cung ứng có sự tích hợp các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của tổ chức trong việc điều phối hệ thống quy trình nghiệp vụ để quản lý có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin, và dòng vốn liên quan đến mua sắm, sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan. Chuỗi cần tích hợp đầy đủ các dữ kiện có tính minh bạch, đạo đức và trách nhiệm đối với môi trường vào một mô hình có tính cạnh tranh và mang lại thành công [11]. Nói chung, chuỗi cung ứng bền vững đề cập đến việc hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và môi trường vào quản lí chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng bền vững phải luôn gắn liền với bảo vệ môi trường. 2.3. Chuỗi cung ứng của doang nghiệp xuất khẩu may mặc tại Việt Nam Chuỗi cung ứng hàng dệt may có đặc thù là chịu ảnh hưởng toàn bộ bởi người mua. Để có được thành phẩm, nguyên liệu phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất và các công đoạn này thường được tiến hành ở các quốc gia khác nhau. Chuỗi cung ứng hàng may mặc trải qua 5 công đoạn cơ bản. Đó là tạo thương hiệu, thiết kế, mua nguyên phụ liệu (NPL) đầu vào, cắt-may-gia công, và marketing & phân phối. Cách phân chia này cũng cho thấy ngành dệt đóng vai trò là Nguồn: Goto (2011) [12] Hình 1. Các công đoạn trong chuỗi cung ứng và phương thức sản xuất hàng may mặc ]
77 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho ngành may mặc qua khâu “mua NPL đầu vào” của DN sản xuất hàng may mặc. Các DNXKMM có những phương thức khác nhau để thâm nhập vào chuỗi cung ứng. Dựa trên các giai đoạn họ thực hiện tại doanh nghiệp, có thể chia thành 4 phương thức sản xuất-xuất khẩu (Hình 1): Phương thức 1- Phương thức CMT (cutting - making - trimming): Đây là phương thức sản xuất cơ bản nhất để thâm nhập vào thị trường của ngành may mặc. Người mua sẽ cung cấp nguyên phụ liệu cùng với các thông số kỹ thuật của sản phẩm cho doanh nghiệp may và doanh nghiệp may chịu trách nhiệm cắt, may, gia công sản phẩm. Phương thức 2 - phương thức OEM: Hay còn gọi là FOB (Original equipment manufacturing). Phương thức này đòi hỏi nhà sản xuất chịu trách nhiệm tìm kiếm, đàm phán với nhà cung cấp NPL và có vốn để mua NPL; lo liệu việc sản xuất theo yêu cầu khách hàng và sau đó đóng gói, giao hàng cho người mua theo thỏa thuận. Doanh nghiệp may hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động sản xuất, cũng như việc hoàn thiện sản phẩm, cho dù trong một số trường hợp, người mua nước ngoài chỉ định nhà cung cấp nguyên liệu chính. Phương thức 3 - phương thức ODM (Original design manufacturing): Nhà cung cấp ODM thực hiện tất cả các khâu liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm may mặc hoàn chỉnh, bao gồm các khâu thiết kế, mua NPL, cắt, may, đóng gói và phân phối. Phương thức 4 - phương thức OBM (Own brand manufacturing): Phương thức này tích hợp cả khâu tạo thương hiệu cho sản phẩm. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong bài viết là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Bài viết tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng cục hải quan, Báo cáo thường niên của Chương trình Better Work Việt Nam do ngành dệt may do Tổ chức lao động thế giới (ILO) nghiên cứu, cùng các nghiên cứu khác đã được công bố trước đó trong giai đoạn từ 2019 đến 2024. Đồng thời tham khảo lý thuyết từ các nghiên cứu gần ở các nước trên thế giới và Việt Nam được lấy từ Scopus.com và các tạp chí uy tín trong nước. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng chuỗi cung ứng hàng may mặc của Việt Nam hiện nay a. Về thuận lợi của DNXKMM khi tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu Hiện nay ngành dệt may được nhà nước quan tâm nhiều. Cuối năm 2022, Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giày Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035, trong đó thể hiện rõ quan điểm “phát triển khâu thiết kế thời trang, tạo ra các thương hiệu Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu”, “phát triển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triên bền vững và các cam kết quốc tế” [13]. Dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự quan tâm của Hiệp hội dệt may và của chính phủ, các doanh nghiệp may tăng năng suất, chất lượng sản xuất, xuất khẩu được hàng đến các quốc gia phát triển và khó tính như Anh, Mỹ, Nhật Bản, EU,... Hiện nay, đầu ra của ngành may mặc VN phụ thuộc thị trường nước ngoài rất lớn, đến 90% phục vụ xuất khẩu và chỉ có 10% tiêu thụ nội địa. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may nói chung, kim ngạch của sản phẩm may mặc chiếm hơn 80 -85%, còn lại khoảng 15 - 20% là của xuất khẩu sợi, vải và phụ liệu [14]. KNXK của ngành trong những năm qua đạt con số ấn tượng và mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỷ USD (tăng 9,2% so với 2023), và tới năm 2030 đạt 68-70 tỷ USD. Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam (2018-2023) 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tổng KNXK hàng dệt may (tỉ USD) 36,00 39,00 34,98 40,40 44,00 40,3 KNXK hàng may mặc (tỷ USD) 30,48 32,85 29,81 32,75 37,57 33,33 Tỉ lệ (%) 84,67% 84,23% 85,22% 81,06% 85,39% 82,70% KNXK hàng khác (tỉ USD) 5,52 6,15 5,17 7,65 6,43 5,54 Tỉ lệ (%) 15,33% 15,77 % 14,78% 18,94% 14,61% 13,75% Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Tổng cục hải quan (2024) [15] và Trung tâm WTO (2024) [1]

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.