PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 13. QUẦN XÃ SINH VẬT.docx




+ Cộng sinh: Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu, ngoại khuẩn cân ở thông, hải quỳ và cua… + Hội sinh: Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng, … + Hợp tác: chim sáo đậu trên lưng trâu rừng, … Câu 10. Theo em, khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã? Trả lời Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được không ở mức nhất định phù hợp với khả năng của môi trường thì tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. Câu 11: Hãy lấy thêm một ví dụ về quan hệ ảnh hưởng của ngoại cảnh tới số lượng cá thể của quần thể trong quần xã. Trả lời - Khi xảy ra cháy rừng, các quần thể thực vật sẽ bị giảm số lượng do bị thiêu cháy, các sinh vật sống trong rừng sẽ bị chết, mất nguồn thức ăn, nơi ở và trú ẩn,… do đó số lượng các cá thể của quần thể sống trong quẫn xã rừng sẽ giảm nhanh chóng Câu 12: Cho các loài sinh vật gồm lim xanh, gấu trắng, bò, lạc đà, lúa nước, đước. Em hãy xác định loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật: bắc cực. sa mạc, rừng ngập mặn. Trả lời - Loài đặc trưng của quần xã sinh vật bắc cực: gấu trắng. - Loài đặc trưng của quần xã sinh vật sa mạc: lạc đà. - Loài đặc trưng của quần xã sinh vật rừng ngập mặn: đước. Câu 13. Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng. Lời giải Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ với đối kháng:     Quan hệ hỗ trợ gồm có: cộng sinh, hợp tác, hội sinh. Các quan hệ này đem lại lợi ích hoặc ít nhât không có hại cho các loài trong quần xã. Ngược lại trong quan hệ đối kháng (gồm có cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật ăn thịt sinh vật khác) thì có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại. Câu 14. Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào? Lời giải Muốn nuôi được nhiều loài cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp. Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,… và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau. - Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên làm các loài cá giảm mức độ cạnh tranh về nơi ở và thức ăn với nhau: cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn động vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, cá chép ăn tạp,…

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.