PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Giáo án Hóa 9 CTST -Phần 1.2.pdf

Giáo án KHTN 9 (Phần Hóa ) Chân trời sáng tạo * Zalo 0969325896 1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHỦ ĐỀ 6. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI BÀI 16. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được tính chất vật lí của kim loại. - Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối. - Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...). 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:

Giáo án KHTN 9 (Phần Hóa ) Chân trời sáng tạo * Zalo 0969325896 3 - GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết ứng dụng của kim loại trong các hình trên? - GV nêu vấn đề trong hoạt động mở đầu: Các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của kim loại? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Ứng dụng của kim loại trong các hình: + Thép, thành phần chính là sắt (iron), được dùng làm khung chịu lực của các công trình xây dựng. + Đồng (copper) dùng làm dây dẫn điện. + Vàng (gold) dùng làm đồ trang sức. * Các ứng dụng đó dựa trên tính dẻo, tính dẫn điện và tính ánh kim của kim loại. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, đồng thời tìm hiểu thêm về tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 16 – Tính chất chung của kim loại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tính chất vật lí của kim loại a. Mục tiêu: HS trình bày được các tính chất vật lí chung của kim loại; xác định được ứng dụng của các kim loại trong đời sống dựa trên tính chất vật lí nào.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.