Content text ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 4.docx
C. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các ion. D. Kim loại dẫn điện tốt vì mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn. Câu 13. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I), hiệu điện thế(U) bởi định luật Ohm được biểu diễn bằng đồ thị, được diễn tả bởi hình vẽ nào sau đây? A. Hình D. B. Hình C. C. Hình B. D. Hình A. Câu 14. Hai nguồn điện có ghi 20V và 40V, nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai nguồn này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20V và 40V cho mạch ngoài. B. Khả năng sinh công của hai nguồn là 20J và 40J. C. Khả năng sinh công của nguồn thứ nhất bằng một nửa nguồn thứ hai. D. Nguồn thứ nhất luôn sinh công bằng nguồn thứ hai. Câu 15. Gọi A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện qua mạch và t là thời gian dòng điện đi qua. Công thức nêu lên mối quan hệ giữa bốn đại lượng trên được biểu diễn bởi phương trình nào sau đây? A. A = UI t . B. A = Ut I . C. A = U.I.t D. A = It U . Câu 16. Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I có giá trị A. I B. I = E.r C. I = r/ E D. I= E /r Câu 17. Một ấm điện được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ 20 0 C trong 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 và hiệu suất của ấm là 90%. Điện trở của ấm điện bằng A. 52 Ω. B. 25 Ω. C. 56 Ω. D. 65 Ω. Câu 18. Một điện trở R 1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I 1 =1,2A. Nếu mắc thêm một điện trở R 2 = 2 nối tiếp với điện trở R 1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I 2 =1A. Giá trị của điện trở R 1 bằng A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một dòng điện không đổi, trong thời gian 5 s có một điện lượng 0,8 C chạy qua dây dẫn. a) Cường độ dòng điện không đổi có độ lớn là 0,16 A. b) Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 1 phút 40 giây là 16 C. c) Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là 2.10 18 hạt. d) Muốn dòng điện có cường độ không đổi tăng lên gấp đôi trong 5 giây thì điện lượng chạy qua dây dẫn là 0,4 C.