Content text 10 câu ôn phần Hóa học- Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM - Phần 1 (Bản word có giải).doc
Trang 1 10 câu ôn phần Hóa học- Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM - Phần 1 (Bản word có giải) Giải quyết vấn đề - HÓA HỌC Câu 1 (TH): Nguyên tố X là kim loại kiềm nằm ở chu kì 4 (bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học). Cấu hình electron của nguyên tố X là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 4s 1 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 4s 2 4p 1 . Câu 2 (TH): Cho sơ đồ phản ứng oxi hóa – khử: Cu + HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O. Tỉ lệ số mol giữa chất khử và chất oxi hóa là A. 8 : 3. B. 1 : 4. C. 3 : 8. D. 4 : 1. Câu 3 (VD): Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, buten có tổng số mol là 0,57 mol và tổng khối lượng là m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 54,88 lít O 2 (đktc). Mặt khác cho m gam X qua dung dịch Br 2 dư thì thấy số mol Br 2 phản ứng là 0,35 mol (biết nguyên tử khối H = 1; C = 12; O = 16; Br = 80). Giá trị của m là A. 24,42. B. 22,68. C. 24,24. D. 22,28. Câu 4 (TH): Cho dãy chuyển hóa: 12HClNaOHGlyxinXX . Vậy X 2 là: A. ClH 3 NCH 2 COONa. B. H 2 NCH 2 COOH. C. H 2 NCH 2 COONa. D. ClH 3 NCH 2 COOH. Câu 5 (VD): Khi bị ong, kiến đốt để đỡ đau, người ta thường bôi vôi vào vết đốt. Phương trình hóa học giải thích cho việc làm đó là A. 2HCl + Ca(OH) 2 → CaCl 2 + 2H 2 O. B. Ca(OH) 2 + 2C 6 H 5 COOH → (C 6 H 5 COO) 2 Ca + 2H 2 O. C. Ca(OH) 2 + C 2 H 3 COOH → (C 2 H 3 COO) 2 Ca + 2H 2 O. D. Ca(OH) 2 + 2HCOOH → (HCOO) 2 Ca + 2H 2 O. Câu 6 (VD): Người ta nung 1 tấn đá vôi chứa 10% tạp chất thì có thể thu được bao nhiêu tấn vôi sống để sản xuất vôi tôi nếu hiệu suất phản ứng là 95% (biết H = 1; C = 12; O = 16; Ca = 40)? A. 0,4788 tấn. B. 0,5040 tấn. C. 0,5305 tấn. D. 0,4536 tấn. Câu 7 (VD): Để tăng hiệu suất tạo thành vôi tôi, người ta có thể A. bơm thêm khí CO 2 vào quá trình sản xuất vôi. B. tăng nhiệt độ phản ứng. C. tăng áp suất của hệ. D. cho thêm vôi tôi vào quá trình sản xuất vôi. Dựa vào các thông tin cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 8 đến 10 Chất béo là trieste của glixerol và axit béo. Ở điều kiện thường, chất béo no ở trạng thái rắn còn chất béo không no ở trạng thái lỏng. Mặc dù các từ "dầu", "mỡ" và "lipid" đều dùng để chỉ chất béo, "dầu" thường được dùng để chỉ chất béo ở dạng lỏng (chứa nhiều chất béo không no) trong điều kiện phòng bình thường, trong khi "mỡ" là chỉ chất béo ở dạng rắn (chứa nhiều chất béo no) trong điều kiện phòng bình thường. "Lipid" được dùng để chỉ cả chất béo ở thể lỏng và rắn, cùng với những chất liên quan khác, thường dùng trong ngữ cảnh y học hoặc hóa sinh. Dầu mỡ để lâu ngày sẽ có mùi khét và khó chịu, đó là sự ôi mỡ. Có nhiều nguyên nhân gây ôi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi không khí cộng vào nối đôi ở gốc axit không no tạo ra peoxit, chất này bị phân hủy thành các anđehit có mùi khó chịu. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Trang 2 Câu 8 (NB): Bơ thực vật là một thuật ngữ chỉ chung về các loại bơ có nguồn gốc từ thực vật và là loại bơ được chế biến từ dầu thực vật. Em hãy nêu phương pháp chế biến bơ từ dầu thực vật. A. Hiđro hóa axit béo. B. Hiđro hóa dầu thực vật. C. Đề hiđro hóa dầu thực vật. D. Xà phòng hóa dầu thực vật. Câu 9 (TH): Khi cho chất béo vào nước, khuấy mạnh rồi dùng máy đo pH để thử thì thấy giá trị pH nhỏ hơn 7. Cách giải thích nào sau đây là đúng? A. Trong chất béo có sẵn một chút axit béo tự do. B. Chất béo bị thủy phân bởi nước tạo ra axit béo tự do. C. Trong chất béo có glixerol gây ra tính axit. D. Khi khuấy mạnh, phân tử chất béo bị bẻ gãy, sinh ra axit béo. Câu 10 (VD): Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo thuộc loại hợp chất este. (b) Chất béo không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước. (c) Dầu ăn ở trạng thái lỏng do đó thành phần gồm các chất béo không no. (d) Dầu thực vật dễ bị ôi hơn mỡ động vật. (e) Đem chất béo lỏng cô cạn thu được chất béo rắn. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Trang 3 LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Phương pháp giải: - X là kim loại kiềm ⟹ X thuộc nhóm IA ⟹ X có 1 electron lớp ngoài cùng. - X nằm ở chu kì 4 ⟹ X có 4 lớp electron. ⟹ Xác định cấu hình electron của X. Giải chi tiết: - X là kim loại kiềm ⟹ X thuộc nhóm IA ⟹ X có 1 electron lớp ngoài cùng. - X nằm ở chu kì 4 ⟹ X có 4 lớp electron. ⟹ Cấu hình electron của X là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . Câu 2: Đáp án C Phương pháp giải: - Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa ⟹ Xác định chất khử (số oxi hóa của nguyên tố tăng sau phản ứng) và chất oxi hóa (số oxi hóa của nguyên tố giảm sau phản ứng). - Cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng electron. Giải chi tiết: Chất khử : 02 2 CuCue | x3 Chất oxi hóa : 52 3 NeN | x2 PTHH: 3Cu + 8HNO 3 → 3Cu(NO 3 ) 2 + 2NO + 4H 2 O ⟹ Tỉ lệ số mol giữa chất khử và chất oxi hóa là 3:3:8 CuHNOnn Câu 3: Đáp án D Phương pháp giải: Hỗn hợp X gồm ankan và anken. * Tác dụng với Br 2 : 2 Brankenankannnn * Đốt X: - Đặt số mol CO 2 là x và số mol của H 2 O là y (mol) Ta có: 22 HOCOankannnn (1) Bảo toàn nguyên tố O ⟹ 22222 OCOHOnnn (2) Giải hệ (1) (2) tìm được x, y. - Áp dụng bảo toàn nguyên tố tính được số mol C, H trong X ⟹ m X = m C + m H . Giải chi tiết: Hỗn hợp gồm ankan và anken. * Tác dụng với Br 2 : 2 0,350,570,350,22 Brankenankannnmolnmol * Đốt X: Đặt số mol CO 2 là x và số mol của H 2 O là y (mol) Ta có: 22 HOCOankannnn → y - x = 0,22 (1) Bảo toàn nguyên tố O → 22222 OCOHOnnn → 2.2,45 = 2x + y → 2x + y = 4,9 (2) Từ (1) (2) → x = 1,56 và y = 1,78 Bảo toàn nguyên tố C → n C(X) = n CO2 = 1,56 mol Bảo toàn nguyên tố H → n H(X) = 2.n H2O = 3,56 mol Vậy m = m C + m H = 1,56.12 + 3,56.1 = 22,28 gam. Câu 4: Đáp án C Phương pháp giải: Lý thuyết về amino axit. Giải chi tiết: X 1 : NH 3 Cl-CH 2 -COOH X 2 : NH 2 -CH 2 -COONa PTHH: H 2 N-CH 2 -COOH + HCl → ClH 3 N-CH 2 -COOH ClH 3 N-CH 2 -COOH + 2NaOH → H 2 N-CH 2 -COONa + NaCl + 2H 2 O Câu 5: Đáp án D Phương pháp giải: Trong nọc độc của ong, kiến chứa axit cacboxylic là axit fomic (HCOOH). Để đỡ đau, người ta sẽ bôi vôi (mang tính bazơ) vào vết đốt để trung hòa axit trong nọc độc của ong, kiến. ⟹ Viết phương trình hóa học (phản ứng trung hòa giữa vôi và axit fomic).
Trang 4 Giải chi tiết: Trong nọc độc của ong, kiến chứa axit cacboxylic là axit fomic (HCOOH). Để đỡ đau, người ta sẽ bôi vôi (mang tính bazơ) vào vết đốt để trung hòa axit trong nọc độc của ong, kiến. PTHH: Ca(OH) 2 + 2HCOOH → (HCOO) 2 Ca + 2H 2 O. Câu 6: Đáp án A Phương pháp giải: Khối lượng CaCO 3 (trong đá vôi) đem nung là m = m đá vôi . 90% (Do đá vôi chứa 10% tạp chất) PTHH: CaCO 3 ⇄ CaO + CO 2 Theo PTHH ⟹ m CaO(LT) . () () .100%CaOTT CaOLT m H m ⟹ m CaO(TT) . Giải chi tiết: Khối lượng CaCO 3 (trong đá vôi) đem nung là m = m đá vôi . 90% = 0,90 (tấn) PTHH: CaCO 3 ⇄ CaO + CO 2 Theo PTHH : 100 56 44 (tấn) Theo đề bài : 0,90 → x (tấn) () 0,90.56 0,5040 100 CaOLTmx (tấn) () () .100%CaOTT CaOLT m H m ⟹ () () .95%.0,5040 0,4788 100%100%CaOLT CaOTT Hm m (tấn) Vậy khối lượng vôi sống thu được là 0,4788 (tấn). Câu 7: Đáp án B Phương pháp giải: Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’ Do vậy để tăng hiệu suất của quá trình tạo thành vôi tôi (CaO) thì cân bằng phải chuyển dịch theo chiều tạo ra CaO nhiều hơn, tức là theo chiều thuận. Giải chi tiết: Để tăng hiệu suất của quá trình tạo thành vôi tôi (CaO) thì cân bằng phải chuyển dịch theo chiều tạo ra CaO nhiều hơn, tức là theo chiều thuận. ∆H > 0 nên phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. ⟹ Muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận thì phải tăng nhiệt độ. Sau phản ứng tạo ra CaO và CO 2 (lượng CaO và CO 2 sau phản ứng nhiều hơn trước phản ứng). ⟹ Muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận thì phải lấy bớt ra lượng khí CO 2 hoặc CaO tạo ra sau phản ứng. Sau phản ứng tạo ra CO 2 làm tăng áp suất của hệ. ⟹ Muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận thì phải làm giảm áp suất của hệ. Vậy đáp án đúng là đáp án B. Câu 8: Đáp án B Phương pháp giải: Lý thuyết về chất béo. Giải chi tiết: Khi hiđro hóa dầu thực vật ta thu được bơ thực vật. Câu 9: Đáp án A Phương pháp giải: Lý thuyết về chất béo. Giải chi tiết: Trong chất béo luôn tồn tại một lượng axit béo tự do. Do đó, khi cho chất béo vào nước và khuấy mạnh thì axit béo tự do tan vào trong nước, phân li ra ion H + khiến cho dung dịch có pH < 7. Câu 10: Đáp án A Phương pháp giải: Lý thuyết về chất béo đã học và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài. Giải chi tiết: (a) đúng, chất béo là este của glixerol và axit béo. (b) sai, chất béo không tan trong nước là do không tạo được liên kết hiđro với nước. (c) sai, thành phần dầu ăn chủ yếu là các chất béo không no, ngoài ra còn có chất béo no, axit béo, … (d) đúng, vì sự ôi của chất béo là do liên kết -C=C- bị oxi hóa nên chất béo không no dễ bị ôi hơn chất béo no. (e) sai, đem chất béo lỏng hiđro hóa mới thu được chất béo rắn. Vậy có 2 phát biểu đúng.