Content text Hệ thống các chuyên đề bài tập vật lý KHTN THCS .pdf
Hệ thống các chuyên đề bài tập vật lý KHTN THCS Đầy đủ các chuyên đề ôn tập KHTN 6789 Tổ Vật lí – Công nghệ 2 Câu 5: Tại sao đối với những loại thủy tinh thông thường, nếu ta rót đột ngột nước sôi vào li có thành dày thì li sẽ bị vỡ? Câu 6: Tại sao người ta không dùng một kim loại hay một hợp kim nào khác để gia cố bê tông mà lại dùng thép? Câu 7: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Câu 8: Một học sinh đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, có nên làm như vậy không tại sao? Câu 9: Các loại ấm đun nước bằng điện có bộ phận đun nóng đặt ở dưới sát đáy ấm. Hãy giải thích tại sao? Tại sao trong các tủ lạnh bộ phận làm lạnh bao giờ cũng được lắp ở phía trên của tủ? Câu 10: Vào buổi bào trong ngày: buổi trưa hay buổi tối, ta nên bơm bánh xe đúng độ căng? Câu 11: Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn ống uốn cong? Câu 12: Tại sao người ta dung rượu và thuỷ ngân để làm nhiệt kế mà không dùng nước? I.2 Bài tập Trắc nghiệm Câu 1: Khi đun nhiệt độ từ 30°C xuống 5°C, thanh đồng sẽ: A Thanh đồng sẽ co lại B. Thanh đồng sẽ dãn nở ra. C. Thanh đồng sẽ giảm thể tích. D. Cả a và c đúng. Câu 2: Chọn kết luận không đúng trong các kết luận dưới đây: A. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi. B. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi. C. Chất rắn co dãn theo nhiệt độ. D. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định. Câu 3: Khi đun nhiệt độ từ 2°C lên 25°C, thanh nhôm sẽ: A. Giảm khối lượng B. Tăng khối lượng C. Tăng thể tích D. Cả a và c đúng. Câu 4: Đường kính của quả cầu kim loại sẽ thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Tăng lên B. Giảm đi. C. Không thay đổi D. Tăng lên hoặc giảm đi. Câu 5: Các nha sĩ khuyến không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao? A. Vì răng dễ bị sâu B. Vì răng dễ bị rụng C. Vì răng dễ bị vỡ D. Vì men răng dễ bị rạn nứt Câu 6: Tại sao khi lắp khẩu vào cán dao, người thợ rèn phải đun nóng rồi mới tra vào? A. Vì chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao B. Vì chu vi khâu nhỏ hơn cán dao C. Vì khâu co giãn vì nhiệt D. Vì một lý do khác. Câu 7: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì:
Hệ thống các chuyên đề bài tập vật lý KHTN THCS Đầy đủ các chuyên đề ôn tập KHTN 6789 Tổ Vật lí – Công nghệ 3 A. Khối lượng của vật tăng B. Thể tích của vật tăng C. Thể tích của vật giảm D. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 9: Trong các cách sắp xếp các chất rắn nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây cách nào đúng? A. Nhôm, đồng, sắt B. Sắt, đồng, nhôm C. Sắt, nhôm, đồng D. Đồng, nhôm, sắt Câu 10:Phát biểu nào sau đây là chính xác: A. Để lặp khẩu vào cán dao, người thợ rèn phải đun nóng can rồi mới tra khâu dao vào cán B. Hai quả cầu bằng kim loại có cùng đường kính thì khi đun nóng chúng sẽ nở ra như nhau C. Khi nung nóng một vật rắn thì thể tích của vật tăng. D. Khi nung nóng một vật rắn thì khối lượng và thể tích đều tăng Câu 11: Một chồng ly xếp chồng lên nhau lâu ngày sẽ bị dính chặt lại để tách chúng ra người ta thường dùng biện pháp nào sau: A. Đổ nước nóng vào li trong cùng B. Hơ nóng li ngoài cùng C. Bỏ cả chồng li vào nước lạnh D. Bỏ cả chồng là vào nước nóng Câu 12: Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng định một đầu còn đầu kia để tự do? A. Để tiết kiệm định. B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ. C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 13: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Trọng lượng của chất lỏng tăng C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng D. Cả ba câu trên đều sai Câu 14: Khi làm lạnh khối lượng riêng của chất lỏng tăng vì: A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Thể tích của chất lỏng tăng C. Khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm D. Khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích tăng Câu 15: Hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi làm lạnh một chất lỏng A. Khối lượng chất lỏng không đổi B. Thể tích chất lỏng giảm C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm D. Khối lượng riêng của chất lỏng Câu 16: Kết luận nào sau đây là sai? A. Tại 0°C nước sẽ đóng băng B. Nước co dãn vì nhiệt C. Khi nhiệt độ tăng nước nở ra, khi nhiệt độ giảm nước co lại. D. Khi nước bị co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
Hệ thống các chuyên đề bài tập vật lý KHTN THCS Đầy đủ các chuyên đề ôn tập KHTN 6789 Tổ Vật lí – Công nghệ 4 Câu 17: Cắm hai ống có đường kính khác nhau (ống có đường kính nhỏ hơn là bình a, ônga kia là bình b) vào hai bình có cùng thể tích và đựng cùng một loại chất lỏng. Khi nhiệt độ của hai bình tăng lên như nhau thì: A. Mực chất lỏng trong ống của bình a cao hơn bình b B. Mực chất lỏng trong ống ở bình a thấp hơn bình b C. Chất lỏng trong ống ở bình a bằng bình b. D. Tất cả đều sai Câu 18: Các chất rắn, lỏng, khí thì chất nào dễ thay đổi hình dạng nhất, A. Chất rắn B. Chất khí C. Chất lỏng D. Chất lỏng và chất khí đều dễ thay đổi hình dạng như nhau. Câu 19: Khi làm nóng chất khí trong bình thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? A. Khối lượng B. Trọng lượng C. Khối lượng riêng D. Cả ba đại lượng trên. Câu 20: Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. Vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. B. Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. C. Không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. D. Nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn. Câu 21: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi dùng tay áp chặt vào một bình thủy tinh có nút chặt? A. Thể tích của không khí trong bình tăng. B. Khối lượng riêng của không khí trong bình tăng. C. Khối lượng riêng của không khí trong bình giảm. D. Cả ba hiện tượng trên đều không xảy ra. Câu 22: Phát biểu nào sau đây không chính xác: A. Sự tạo thành mây là do các khối hơi nước bốc lên từ biển, sông, hồ... bị ánh nắng Mặt Trời chiếu vào nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên. B. Chất khí trong bình kín được đun nóng, khối lượng riêng của khí sẽ thay đổi. C. Thể tích của khí trong bình không khí thay đổi khi khí nóng lên. D. Sự nở vì nhiệt của các chất tăng dần theo thứ tự: rắn, lỏng, khí. Dạng II: Bài tập định lượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất • Phương pháp giải: Bước 1: Đọc đề và phân tích đề, xác định các đại lượng ở nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ sau khi có sự nở vì nhiệt. Bước 2: Tìm mối liên hệ giữa các đại lượng. Bước 3: Xác định đại lượng cần tìm. • Bài tập Tự luận Câu 1: Ở 0°C một thanh sắt có chiều dài là 50 cm. Vào mùa hè, nhiệt độ cao nhất là 40°C. Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 40°C. Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10°C thì chiều dài thanh sắt tăng 0,00012 lần so với chiều dài ban đầu. Câu 2: Một thanh hợp kim nhôm có độ dài 10 cm ở 30°C, và có độ dài là 10, 04cm ở 100°C. Hỏi độ dài của thanh tại 0°C là bao nhiêu? Nhiệt độ của thanh là bao nhiêu khi chiều dài của thanh là 10,008 cm? Câu 3: Dùng một thước thép để đo chiều dài của một thanh hợp kim (có 1 dãn nở nhiệt nhỏ hơn thép) ở nhiệt độ phòng là 20 cm. Cho cả thanh và thước thép vào lò nung đến 200°C. Lấy hai thanh ra khỏi lò và dùng thước thép đo lại chiều dài của thành hợp kim thì thấy thanh , kim dài 19,5 cm. Tại sao có hiện tượng như vậy? Câu 4: Để tăng độ bền của những bánh xe bằng gỗ, người ta dung những vành sắt để bọc xung quanh bánh xe. Tuy nhiên người ta lại chế tạo vành sắt có đường kính nhỏ hơn một chút so với đường kính của bánh xe.