Content text ĐỀ 3 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 11 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).pdf
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Sóng cơ được gọi là sóng dọc khi các phần tử môi trường dao động theo phương A. nằm ngang. B. trùng với phương truyền sóng. C. thẳng đứng D. vuông góc với phương truyền sóng. Câu 2: Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi từ vị trí biên dương đến biên âm thì gia tốc A. giảm rồi tăng B. tăng rồi giảm C. giảm D. tăng Câu 3: Con lắc đơn (chiều dài không đổi), dao động với biên độ nhỏ có chu kỳ phụ thuộc vào A. khối lượng con lắc B. trọng lượng con lắc C. tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng con lắc D. khối lượng riêng của con lắc Câu 4: Một vật dao động điều hòa với theo phương trình x = Acos(ωt + φ) với A, ω, φ là hằng số thì pha của dao động A. không đổi theo thời gian B. biến thiên điều hòa theo thời gian C. là hàm bậc nhất với thời gian D. là hàm bậc hai của thời gian Câu 5: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = Asinωt. Nếu chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox Câu 6: Vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc dao động v vào li độ x có dạng A. đường tròn B. đường thẳng C. elip D. parabol Câu 7: Trong sự truyền sóng cơ, tần số dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua được gọi là A. biên độ của sóng B. tốc độ truyền sóng C. tần số của sóng D. năng lượng sóng Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động điều hoà? A. Cơ năng biến thiên tuần hoàn vì động năng biến thiên tuần hoàn B. Thế năng biến thiên tuần hoàn nên cơ năng biến thiên tuần hoàn C. Cơ năng biến thiên tuần hoàn vì động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn D. Cơ năng luôn không đổi mặc dù động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn Câu 9: Cho một vật dao động điều hòa có phương trình chuyển động x 10cos 2 t cm 6 = − . Biên độ dao động của vật là A. 10 cm. B. 20 cm. C. 20π cm. D. 10π cm. Câu 10: Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật, độ dãn của lò xo là ∆l. Chu kì dao động của con lắc này là A. 1 T 2 g = B. T 2 g = C. 1 g T 2 = D. g T 2 = Câu 11: Một vật dao động điều hòa theo trục Ox, với vị trí cân bằng là gốc tọa độ. Gia tốc của vật phụ thuộc vào li độ theo phương trình a = – 400π2x. Số dao động toàn phần mà vật thực hiện trong mỗi giây là A. 20 B. 10 C. 40 D. 5 Câu 12: Một con lắc đơn dao động điều hoà, nếu tăng chiều dài 25 % thì chu kỳ dao động của nó A. tăng 11,80 % B. tăng 25 % C. giảm 11,80 % D. giảm 25 % Mã đề thi: 3
Câu 13: Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng m, dây treo có chiều dài l = 2 m, lấy g = π2 m/s2 . Con lắc dao động điều hòa dưới tác dụng của ngoại lực có biểu thức F = F0cos(ωt + π/2) (N). Nếu chu kì T của ngoại lực tăng từ 2 s lên 4 s thì biên độ dao động của vật sẽ A. chỉ tăng B. giảm rồi tăng C. tăng rồi giảm D. chỉ giảm Câu 14: Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp dao động theo phương thẳng đứng. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động A. cùng pha nhau. B. lệch pha nhau góc π/3 rad C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau góc π/2 rad Câu 15: Một chất điểm dao động điều hòa có hệ thức liên hệ giữa vận tốc v và gia tốc a là 2 2 v a 1 640 2,56 + = (trong đó, v tính bằng cm/s và a tính bằng m/s . Biên độ dao động của chất điểm là A. 2 cm B. 3 cm C. 4 cm D. 6 cm Câu 16: Trong hệ thống sóng dừng trên sợi dây mà hai đầu được cố định thì bước sóng là A. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp. B. độ dài của dây. C. hai lần độ dài của dây. D. hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp. Câu 17: Một vật có khối lượng 1 kg dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng. Đồ thị thế năng của vật theo thời gian được cho như hình vẽ. Lấy π 2 = 10. Biên độ dao động của vật là A. 60 cm. B. 3,75 cm. C. 15 cm. D. 30 cm. W (J) t t(s) 0, 45 0,5 1,0 O Câu 18: Dụng cụ đo khối lượng trong một con tàu vũ trụ có cấu tạo gồm một chiếc ghế có khối lượng m được gắn vào đầu của một chiếc lò xo có độ cứng k = 480 N/m. Để đo khối lượng của nhà du hành thì nhà du hành phải ngồi vào ghế rồi cho chiếc ghế dao động. Người ta đo được chu kì dao động của ghế khi không có người là T0 = 1 s còn khi có nhà du hành là T = 2,5 s. Lấy g = π2 =10 (m/s2 ). Khối lượng nhà du hành là A. 80 kg B. 63 kg C. 75 kg D. 70 kg PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đúng Sai a) Dao động cơ học là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại quanh một vị trí cân bằng xác định b) Dao động tuần hoàn là trường hợp đặc biệt của dao động điều hòa c) Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ được mô tả bằng một định luật dạng cosin (hay sin) theo thời gian d) Con lắc lò xo khi bỏ qua ma sát có thể dao động điều hòa với tần số góc tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình x 4cos t 4 = + (cm). Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đúng Sai a) Chu kì dao động là 4 s b) Chiều dài quỹ đạo là 4 cm c) Lúc t = 0, chất điểm chuyển động theo chiều âm d) Tốc độ của chất điểm khi qua vị trí cân bằng là 4 cm/s Câu 3: Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau khi nói về sóng ngang.