Content text Tong hop vai chuong (1) (1)
BUỔI 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ I. Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý II. Cách thức cơ bản để viết một bài NLXH hay, giàu chất văn (tập trung vào cách diễn đạt) III. Đề luyện tập I. Kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý a. Lập dàn ý * Mở bài: Cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Dẫn dắt vấn đề - Nêu vấn đề nghị luận: giới thiệu vấn đề nghị luận và giới hạn vấn đề - Trích nhận định/ý kiến (nếu có) Có hai cách mở bài thường gặp: trực tiếp hoặc gián tiếp + Mở bài trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề nghị luận bằng cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, hiểu biết của người viết về vấn đề nghị luận. Ví dụ: Mỗi chúng ta sinh ra không thể nằm ngoài thời gian và không gian. Thời gian đời người là hữu hạn so với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian tạo hóa. Bởi vậy, cha ông ta đã nhắc nhở: Thời gian là vàng để nói về giá trị quý báu của thời gian đối với mỗi con người. +Mở bài gián tiếp: Là mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà dẫn dắt qua một ý kiến, một câu chuyện, một câu danh ngôn, tục ngữ ... có liên quan đến vấn đề, từ đó dẫn vào vấn đề. Ví dụ: Có ai đó đã từng nói: “Trong cuộc đời, có ba thứ trôi qua không lấy lại được, đó là thời gian, lời nói và cơ hội”. Tuy nhiên, lời nói sai còn có thể sửa, cơ hội này mất đi có thể còn cơ hội khác đến, nhưng thời gian đã trôi qua không bao giờ lấy lại được nữa. Có lẽ vì thế mà thời gian là yếu tố được xếp đầu tiên, bởi tính chất quý giá của nó. Cũng bàn về vấn đề này, cha ông ta có câu: Thời gian là vàng để nói về sự quý giá của thời gian đối với cuộc đời mỗi con người. + Một số cách mở bài gián tiếp: ● Lấy một ý kiến, nhận định khác có liên quan đến vấn đề nghị luận ● Lấy một dẫn chứng điển hình có liên quan đến vấn đề (Thực tế + sách) Chia sẻ trải nghiệm của bản thân ● Luận bàn về những hình ảnh, những vấn đề liên quan đến vấn đề nghị luận
* Thân bài: cần đảm bảo các bước sau: - Bước 1: Giải thích Yêu cầu: bám sát vào nhận định, ý kiến, nội dung câu chuyện/bài thơ có chứa tư tưởng, đạo lý để giải thích thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc. Kĩ năng giải thích: Giải thích từ ngữ: + Giải thích những từ khóa quan trọng đã gạch chân khi tìm hiểu đề, cả nghĩa đen và nghĩa bóng + Giải thích theo vế câu của nhận định: Giải thích nội dung ý kiến: + Kết nối ý nghĩa các từ khóa, các vế câu để tìm ra thông điệp của ý kiến + Giới hạn và khẳng định vấn đề nghị luận để cập đến trong ý kiến, nhận định - Bước 2: Phân tích, lí giải (trả lời các câu hỏi vì sao?) + Vì sao vế 1 ? + Vì sao vế 2 ? (Dựa vào những hiểu biết thực tế, vốn sống, các quy luật, hiện tượng xã hội, kinh nghiệm dân gian của ông cha, những chân lí hiển nhiên của đời sống... để phân tích và lí giải cho từng vế của ý kiến. Mỗi phần lí giải cần có lập luận và dẫn chứng thuyết phục) - Bước 3: Bình luận và mở rộng vấn đề + Đánh giá về nhận định, ý kiến: tính chất đúng/ sai, tích cực/ tiêu cực, có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống và con người? + Xem xét, nhìn vấn đề từ nhiều góc độ, có trường hợp ngoại lệ không? (nêu phản đề và dẫn chứng thực tế) + Đưa ra quan điểm, thái độ của bản thân về vấn đề + Mở rộng vấn đề: từ ý kiến có gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về những vấn đề khác của đời sống có liên quan không? - Bước 4: Bài học nhận thức và hành động + Ý kiến giúp ta nhận thức được điều gì về cuộc sống, về con người,về chính bản thân mình? + Từ nhận thức đó, chúng ta phải hành động như thế nào? Phê phán, lên án mặt trái, mặt tiêu cực của vấn đề.
Đề cao, ủng hộ, biểu dương mặt tốt, tích cực. Làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của vấn đề? *Kết bài: Liên hệ đời sống, bản thân b. Hình thành hệ thống luận điểm, luận cứ logic, chặt chẽ. Luận đề Luận điểm 1 Luận điểm 2 Luận điểm 3
Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 1 Luận cứ 2 Dẫn chứng Lí lẽ Dẫn chứng Lí lẽ Dẫn chứng Lí lẽ Dẫn chứng Lí lẽ Dẫn chứng Lí lẽ Dẫn chứng Lí lẽ II. Cách thức cơ bản để viết một bài NLXH hay, giàu chất văn (tập trung vào cách diễn đạt) + Sử dụng linh hoạt các kiểu câu; phong phú, chính xác, tinh tế, độc đáo ngôn ngữ; viết lời dẫn, lời chuyển ý. sao cho khéo léo, uyển chuyển, mượt mà... và viết văn có hình ảnh để nâng cao chất văn cho bài viết. + Sau bước giải thích từ ngữ quan trọng, nên lấy từ 2 – 3 ví dụ cụ thể hoá khái niệm (nghĩa của từ ngữ quan trọng). Trên thực tế, bước này đã khơi dậy được không chỉ tâm hồn, cảm xúc mà còn cả lối hành văn rất hình ảnh. Có thể lấy ví dụ cụ thể hoá nghĩa của từ hưởng thụ: “Buổi sáng thức giấc, bạn bật tung cửa sổ để đón nhận khí trời và nắng mai. Đó là hưởng thụ, bạn đang hưởng thụ từ Mẹ Trái Đất.” + Trong việc sử dụng phối hợp, linh hoạt giữa các kiểu câu, khuyến khích học sinh viết một câu ghép, câu dài với nhiều vế tạo sự trùng điệp, cầu mở rộng thành phần, câu chứa các cặp từ quan hệ để tạo ra liên hệ chặt chẽ giữa các vế. (Không những ... mà còn; Càng... càng; Bởi thế...cho nên, Tuy ... nhưng). Đây là những kiểu câu giàu màu sắc nghị luận, rất phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản nghị luận. Kiểu câu này không chỉ đem lại cảm giác cân đối, mạch lạc, mà nó cũng nói nên rằng người viết thực sự có trường độ tư duy (biết nhìn vấn đề ở nhiều mức, nhiều cấp, nhiều mặt ngay trong một đơn vị rất ngắn là câu. ) + Nên viết các kiểu câu có nội dung hai hoặc ba vế vừa phát triển vừa như đối nghịch nhau để gây ấn tượng (Tạm gọi đó