PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BDHSG9_CHỦ ĐỀ 6._ VIỆT NAM 1991-NAY.docx

1 CHỦ ĐỀ 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY A. MỤC TIÊU - Chỉ ra được những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh,...) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay. B. NỘI DUNG 1 Khái quát công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay - 1991 – 1995: + Vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội + Phá thế bị bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ đối ngoại - 1996 – 2011: + Đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá + Hội nhập kinh tế quốc tế - 2011 – nay: + Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới + Hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng 2. Thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay a. Kinh tế - Đất nước từng bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện - Tăng trưởng kinh tế khá và tương đối bền vững, do dó tiềm lực cũng như quy mô nền kinh tế được mở rộng - Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã có những bước tiến lớn, đặc biệt là sự gia tăng đóng góp của thành phần kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế - Trong kinh tế đối ngoại, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng và nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng lên - Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế cũng như đời sống của người dân b. Chính trị - Độc lập chủ quyền của đất nước giữ vững, tình hình chính trị ổn định đã tạo ra môi trường hoà bình để phát triển đất nước - Bộ máy chính quyền nhà nước và hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện. - Về đối ngoại, Việt Nam đã phá thể bị bao vây, cấm vận và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá - Hội nhập quốc tế diễn ra chủ động, tích cực và đạt nhiều kết quả c. Văn hóa, xã hội, giáo dục - Tình hình xã hội có nhiều chuyển biến tích cực: + Công cuộc xóa đói giảm nghèo được thực hiện thành công đưa đất nước bước ra khỏi tình trạng kém phát triển + Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cải thiện và không ngừng được nâng cao. - Giáo dục đào tạo đạt được nhiều thành tựu: + Cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010
2 + Giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề ngày càng phát triển về quy mô và loại hình đào tạo, nội dung giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Đời sống văn hoá nghệ thuật được phát triển phong phú và đa dạng, hướng tới mục tiêu: xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc d. Quốc phòng, an ninh - Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường - Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố nhằm góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc và ổn định chính trị - Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tương đối tốt - Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức chính quy, hiện đại với các lực lượng: Lục quân, Hải quân, Phòng không – Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Tác chiến không gian mạng,...  - Nhiều vũ khí, khí tài hiện đại đã được trang bị như: các loại máy bay chiến đấu, tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa,... Từ năm 1991 đến nay - Nghiên cứu bổ sung, ban hành mới đồng bộ chế độ, chính sách tại ngũ Chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương và các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với lực lượng tại ngũ như: chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công trong quân đội theo tiến trình cải cách chính sách tiền lương của Đảng, Nhà nước; các văn bản qui định thực hiện Luật Sĩ quan, Luật Nghĩa vụ quân sự; Bộ Luật Lao động trong quân đội; chính sách đặc thù phục vụ yêu cầu phát triển nhiệm vụ, tinh giản biên chế của quân đội; chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ quân đội, lực lượng làm nhiệm vụ ở địa bàn trọng điểm, chiến lược về quốc phòng, an ninh, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, gian khổ, biên giới, biển đảo; chính sách BHXH; chế độ chính sách thôi phục vụ tại ngũ; các chính sách phục vụ nhiệm vụ hiện đại hóa quân đội được ban hành và có tác dụng tích cực. - Đề xuất Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, giải pháp hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người có công Đã phối hợp đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; tổ chức thực hiện, không ngừng chăm lo nâng cao đời sống đối với người có công với cách mạng nói chung và người có công trong quân đội. Chủ trì, phối hợp đề xuất ban hành và sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Cho đến nay, đã phối hợp trình Nhà nước phong tặng, truy tặng 88.180 Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong cả nước, trong đó phong tặng là 10.163 Bà mẹ, đã góp phần chăm lo, động viên những người có công với cách mạng và cổ vũ nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Đề xuất nhiều chủ trương, giải pháp lớn, tổ chức thực hiện tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, giải quyết các tồn đọng chính sách sau chiến tranh Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tiếp tục được triển khai sâu rộng. Nghiên cứu trình Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; quyết định thành
3 lập Ban chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và Ban chỉ đạo ở các cấp để triển khai thực hiện. Giúp Ban Công tác đặc biệt, Uỷ ban chuyên trách Chính phủ tổ chức hội đàm, ký biên bản thoả thuận với Ban công tác đặc biệt Chính phủ Lào và Ủy ban chuyên trách Chính phủ Campuchia; phối hợp tu bổ, tôn tạo tượng đài liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh tại Lào và Campuchia. Từ năm 1991 đến tháng 3/2015, các đơn vị, địa phương trong cả nước đã tìm kiếm, qui tập được 176.375 hài cốt Liệt sĩ, trong đó: ở trong nước là 143.451 hài cốt; ở Lào là 16.780 hài cốt; ở Campuchia là 16.138 hài cốt; ở Nga là 06 hài cốt. Chỉ đạo thực hiện, giải quyết khối lượng lớn về chính sách thương binh, liệt sĩ, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; xác minh, đề nghị công nhận liệt sĩ; giới thiệu giám định, cấp giấy chứng nhận thương binh bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định; giải quyết cơ bản những tồn đọng về chính sách sau các cuộc chiến tranh theo Nghị định 28, 54, 31 của Chính phủ. - Chủ động nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách đối với người tham gia kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế   Từ năm 2002 đến nay, đã nghiên cứu, đề xuất trình Bộ Chính trị cho chủ trương; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Nghị định, Quyết định về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975. Đã chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với 26 vạn đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp; hơn 1,5 triệu đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ; hơn 85 vạn đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Hiện nay, đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành thực hiện chính sách đối với lực lượng dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc theo kết luận số 192-TB/TW ngày 20/01/2015 của Bộ Chính trị và nghiên cứu xây dựng Đề án chính sách đối với người có công hiện đang định cư ở nước ngoài.  - Đẩy mạnh ngày càng sâu rộng hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, với nhiều nội dung, hình thức, biện pháp phong phú, đạt hiệu quả thiết thực Chủ động đề xuất Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đẩy mạnh hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”. Hoàn thiện các văn bản quy định và phối hợp tốt trong tổ chức hoạt động. Từ năm 2006 đến nay, toàn quân đã phát động ba Chương trình xây tặng Nhà tình nghĩa, kết quả xây mới được hơn 11.000 căn, sửa chữa hơn 17.000 căn; toàn quân nhận phụng dưỡng 1420 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện nay còn gần 376 Bà mẹ còn sống); tiếp tục đề xuất phụng dưỡng 1400 Bà mẹ mới được phong tặng; đỡ đầu con liệt sỹ, thương binh nặng; tặng sổ tiết kiệm cho đối tượng chính sách và người có công; đề xuất hỗ trợ phương tiện ô tô, trang thiết bị dùng chung đối với các Trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng. Phối hợp đề xuất tuyển dụng, giải quyết việc làm cho con đẻ của thương binh, bệnh binh nặng tại các Trung tâm điều dưỡng thương binh theo Chỉ thị số 97/CT-BQP. Giúp Thủ trưởng Tổng cục Chính trị tổ chức đón tiếp các đoàn đại biểu người có công các địa phương đến thăm Bộ Quốc phòng; tổ chức các hoạt động dâng hương, dâng hoa nhân kỷ niệm ngày sinh cán bộ cấp cao. Các hoạt động công tác chính sách, đền ơn đáp nghĩa nhân dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm lớn đạt kết quả tốt, có ý nghĩa chính trị xã hội sâu rộng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.