Content text Chương 8_Bài 2_ _Đề bài_Toán 11_CD.docx
BÀI 2. ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM I. ĐỊNH NGHĨA Đường thẳng d được gọi là vuông góc với mặt phẳng ()P nếu đường thẳng d vuông góc với mọi đường thẳng a trong mặt phẳng ()P , kí hiệu ()dP hoặc ()Pd . II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG Ta thừa nhận định lý sau: Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng thuộc một mặt phẳng thì nó vuông góc với mặt phẳng ấy. Ví dụ 1: Cho hình chóp .SABC có ,.SAABSAAC Chứng minh rằng SAABC và SABC Lời giải (Hình 13 ) Ta có AB và AC là hai đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng ABC và ,SAABSAAC . Suy ra SAABC . Mà BCABC nên SABC . Luyện tập 1. Cho hình chóp .SABCD có đáy ABCD là hình thoi, SAABCD . Chứng minh rằng BDSAC . Lời giải
Vì DDSAABCSAB Mà DABC là hình thoi DACB . Xét mpSAC có SAACA , D, DSABACB DBSAC III. TÍNH CHẤT Tính chất 1 Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Ví dụ 2: Cho mặt phẳng P và đường thẳng a cắt P tại O sao cho aP . Giả sử b là đường thẳng đi qua điểm O và ba . Chứng minh rằng bP . Lời giải Ta lấy điểm M trong mặt phẳng P , M khác O (Hình 15 ). Nếu Mb thì bP . Xét Mb . Gọi c là đường thẳng đi qua O , M và Q là mặt phẳng đi qua ,bc . Do ab , ac nên aQ . Qua điểm O có hai mặt phẳng P và Q cùng vuông góc với đường thẳng a , suy ra hai mặt phẳng đó trùng nhau theo Tính chất 1. Vậy bP . Luyện tập 2. Hình 17 mô tả một cửa gỗ có dạng hình chữ nhật, ở đó nẹp cửa và mép dưới cửa lần lượt gợi lên hình ảnh hai đường thẳng d và a . Điểm M là vị trí giao giữa mép gắn bản lề và mép dưới của cửa. Hãy giải thích tại sao khi quay cánh cửa, mép dưới cửa là đường thẳng a luôn nằm trên mặt phẳng đi qua điểm M cố định và vuông góc với đường thẳng d . Lời giải
Vì sàn nhà là một mặt phẳng vuông góc với đường thẳng d . Mà đường thẳng a luôn nằm trên mặt phẳng đó nên đường thẳng d luôn vuông góc với đường thẳng a . Ví dụ 3: Cho đoạn thẳng AB cố định. Mặt phẳng P được gọi là mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB nếu P đi qua trung điểm O của đoạn thẳng AB và PAB . Chứng minh rằng nếu điểm M trong không gian thỏa mãn MAMB thì MP . Lời giải (Hình 16 ) Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AB . Nếu M trùng O thì MP . Nếu M khác O thì tam giác MAB cân tại ,M suy ra OMAB . Theo Ví dụ 2, ta có OMP , suy ra M thuộc P . Tính chất 2 Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước. Ví dụ 4. Cho mặt phẳng P và ba điểm ,,ABC thoả mãn ,PABPBC . Chứng minh rằng PAC . Lời giải Vì hai đường thẳng , BABC cùng đi qua điểm B và vuông góc với mặt phẳng P nên hai đường thẳng này trùng nhau. Suy ra ,,ABC là ba điểm thẳng hàng và PAC . Luyện tập 3. Cho mặt phẳng P và đường thẳng a cắt nhau tại điểm , aOP . Giả sử điểm M thoả mãn OMP . Chứng minh rằng Ma . Lời giải Vì chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước. Nếu , aPOMPMa . IV. LIÊN HỆ GIỮA QUAN HỆ SONG SONG VÀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG Tính chất 3
Cho hai đường thẳng song song. Một mặt phẳng vuông góc với đường thẳng này thì cũng vuông góc với đường thẳng kia. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau. Ví dụ 5: Cho hình chóp .DSABC có DSAABC , đáy DABC là hình bình hành có AC cắt DB tại O . Gọi M là trung điểm của SC (Hình 20). Chứng minh rằng DOMABC . Lời giải Vì DABC là hình bình hành nên OAOC . Ta có OM là đường trung bình của tam giác SAC nên //OMSA . Mà DSAABC nên DOMABC . Luyện tập 4. Cho đường thẳng d và mặt phẳng P cắt nhau tại điểm O . Lấy các điểm ,AB thuộc d và khác ; các điểm ,AB thuộc P thoả mãn AA,PBBP . Chứng minh rằng AAOA BBOB . Lời giải Theo đề bài ta có AA,PBBP nên theo tính chất 3 ta có AA//BB . Xét tam giác AOA có //AABB , theo hệ quả của định lý Talet ta có: AAOA BBOB . HĐ6. Trong Hình 21, hai mặt sàn của nhà cao tầng và cột trụ bê tông gợi nên hình ảnh của hai mặt phẳng ,PQ phân biệt và đường thẳng a . Quan sát Hình 21 và cho biết: a) Nếu hai mặt phẳng P và Q song song với nhau và đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng P thì đường thẳng a có vuông góc với mặt phẳng Q hay không; b) Nếu hai mặt phẳng P và Q cùng vuông góc với đường thẳng a thì chúng có vuông góc với nhau hay không. Lời giải a) Nếu hai mặt phẳng P và Q song song với nhau và đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng P thì đường thẳng a có vuông góc với mặt phẳng Q . b) Nếu hai mặt phẳng P và Q cùng vuông góc với đường thẳng a thì chúng có vuông góc với nhau. Tính chất 4 Cho hai mặt phẳng song song. Một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng này thì cũng vuông góc với mặt phẳng kia. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.