PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chuyên đề 3. Truyện ngụ ngôn.pdf

Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 3 TRUYỆN NGỤ NGÔN Mục tiêu  Kiến thức + Phát biểu được về truyện ngụ ngôn: khái niệm, nguồn gốc, hình thức lời văn. + Biết cách rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn qua việc phân tích xung đột, ngôn ngữ, hành động của nhân vật trong truyện. + Chỉ ra được một số nét nghệ thuật của truyện ngụ ngôn: cách tạo tình huống, đối thoại, kết thúc bất ngờ... + Nói được khái niệm về "nghĩa của từ". + Nói được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ. + Phân biệt được từ nhiều nghĩa và từ đồng âm, mối quan hệ giữa các từ trong một từ nhiều nghĩa. + Nói được khái niệm "chủ đề", "bố cục" của bài văn tự sự. + Nêu được các bước làm bài văn tự sự.  Kĩ năng + Phân biệt nhân vật là loài vật trong truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật. + Kể được các truyện ngụ ngôn đã học. + Giải nghĩa được từ theo một số cách khác nhau. + Sử dụng đúng từ theo mục đích nói. + Nhận biết được hiện tượng nhiều nghĩa và lí giải được nguyên nhân của hiện tượng đó. + Xác định được chủ đề và lập được dàn ý cho bài văn tự sự. + Lập được dàn ý cho đề văn tự sự.
Trang 2 A. VĂN BẢN VĂN HỌC LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM I. TRUYỆN NGỤ NGÔN 1. Khái niệm Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, có thể bằng văn xuôi hoặc văn vần, ở đó người ta mượn một câu chuyện nhỏ mà nhân vật hoặc là loài vật, đồ vật hay chính con người... để gửi gắm những bài học kinh nghiệm sống, răn dạy người ta về luân lí, đạo đức, cách đối nhân xử thế. 2. Đặc điểm - Hình thức: văn xuôi, văn vần. - Dung lượng: thường là truyện ngắn nhưng đôi khi có cả những truyện dài. - Nhân vật: thế giới nhân vật phong phú, phức tạp. - Nội dung, ý nghĩa: đa dạng, hàm súc. - Nghệ thuật: kết cấu đơn giản theo từng tình huống truyện. II. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG 1. Thể loại - Ngụ ngôn 2. Nội dung  Không gian sống tù túng khiến ếch có cái nhìn hạn hẹp. - Không gian sống: Thế giới nhỏ bé, đơn điệu bên trong giếng. - Các nhìn của ếch: Nghĩ trời chỉ bé bằng chiếc vung, còn bản thân thì “oai như một vị chúa tể”.  Kết cục thảm thương dàn cho sự kiêu ngạo của ếch. - Khi ra ngoài giếng, ếch đi nghênh ngang không thèm chú ý xung quanh. - Kết cục của ếch là bị trâu giẫm bẹp.  Bài học - Luôn cố gắng mở rộng hiểu biết của mình. - Không được chủ quan, kiêu ngạo. 3. Nghệ thuật - Xây dựng thể giới ẩn dụ qua các chi tiết chiếc giếng, bầu trời, con ếch. - Kết cấu truyện đơn tuyến (một tuyến – một nhân vật). - Ý nghĩa truyện rút ra từ mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường xung quanh. III. THẨY BÓI XEM VOI 1. Thể loại - Ngụ ngôn 2. Nội dung  Cách xem voi lạ thường của năm ông thầy bói
Trang 3 Không thể xem bằng mắt thường, mỗi ông thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi rồi miêu tả cho cả con voi: - Thầy sờ vòi bảo voi “sun sun như con đỉa”. - Thầy sờ ngà bảo voi “chằn chẵn như cái đòn càn”. - Thầy sờ tai bảo voi: “bè bè như cái quạt thóc”. - Thầy sờ chân nói voi “sừng sững như cái cột đình”. - Thầy sờ đuôi bảo voi “tun tủn như cái chổi sể cùn”.  Thái độ bảo thủ của các thầy bói - Cả năm thầy bói đều không nhận ra sự vô lí trong hành động của mình. - Ai cũng quả quyết là mình đúng. - Năm ông thầy bói cãi nhau rồi đánh nhau sứt đầu mẻ trán.  Bài học - Tìm hiểu vấn đề, hiện tượng nào cũng cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều. - Phải lựa chọn cách thức hành động hợp lí, phù hợp với đối tượng. - Biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến người khác. 3. Nghệ thuật - Xây dựng tình huống độc đáo, đặc sắc. - Biện pháp phóng đại tô đậm sự vô lí trong hành động của năm ông thầy bói. - Sử dụng hàng loạt hình ảnh ví von sinh động, hài hước. IV. CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG 1. Thể loại - Ngụ ngôn 2. Nội dung  Sự đố kị, ích kỉ của Chân, Tay, Tai và Mắt. - Mâu thuẫn với lão Miệng: Chân, Tay, Tai, Mắt so bì bản thân phải “làm việc mệt nhọc quanh năm” với lão Miệng “chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”. - Thái độ đối với lão Miệng: Cả bốn tỏ thái độ giận dữ, bất lịch sự với lão Miệng mặc dù lão rất ôn tồn, hiền hòa. - Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định từ nay không làm gì nữa.  Hậu quả từ sự mâu thuẫn - Lão Miệng không có gì ăn. - Cậu Tay không còn sức nhấc mình lên nữa. - Cậu Chân không thể cất mình lên chạy nhảy, vui đùa được. - Cô Mắt lúc nào cũng lờ đờ, hai mi nặng trĩu mà không ngủ được. - Bác Tai... thấy ù ù như xay lúa ở trong.  Bài học rút ra

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.