Content text CHUYÊN ĐỀ 5. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC.pdf
3 3Fe + 2O2 → Fe3O4. b) Al + HCl − − → AlCl3 + H2 Trước phản ứng có 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl trong phân tử HCl; sau phản ứng có 3 nguyên tử Cl trong AlCl3; 2 nguyên tử H trong phân tử H2, do đó ta lấy bội chung nhỏ nhất của 3 và 2 là 6, đặt trước HCl, được: Al + 6HCl − − → AlCl3 + H2 Để cân bằng số nguyên tử H ta đặt hệ số 3 trước H2; để cân bằng số nguyên tử Cl ta đặt hệ số 2 trước AlCl3, được: Al + 6HCl − − → 2AlCl3 + 3H2 Cuối cùng để cân bằng số nguyên tử Al ta thêm hệ số 2 trước Al ở vế trái. Phương trình hoá học của phản ứng được hoàn thiện như sau: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 c) Al2(SO4)3 + NaOH − − → Al(OH)3 + Na2SO4 Trước tiên ta cân bằng nhóm (SO4) bằng cách đặt hệ số 3 vào trước Na2SO4: Al2(SO4)3 + NaOH − − → Al(OH)3 + 3Na2SO4 Để cân bằng tiếp số nguyên tử Na ta thêm hệ số 6 vào trước NaOH. Al2(SO4)3 + 6NaOH − − → Al(OH)3 + 3Na2SO4 Cuối cùng thêm hệ số 2 trước Al(OH)3 để đảm bảo cân bằng số nguyên tử Al và nhóm (OH), khi đó phương trình hoá học được thiết lập: Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 d) CaCO3 + HCl − − → CaCl2 + CO2 + H2O Ta thấy trước phản ứng có 1 nguyên tử H; 1 nguyên tử Cl trong phân tử HCl; Sau phản ứng có 2 nguyên tử Cl trong CaCl2; 2 nguyên tử H trong H2O. Để cân bằng số nguyên tử H và Cl ta thêm hệ số 2 trước HCl. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O Câu 6. Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm nào? Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học. Hƣớng dẫn giải - Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm: sơ đồ hoá học chưa cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. - Ý nghĩa của phương trình hoá học: Phương trình hoá học cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định. Câu 7. Lập phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số phân tử của các chất trong sơ đồ phản ứng hoá học sau: Na2CO3 + Ba(OH)2 − − → BaCO3 + NaOH Hƣớng dẫn giải. Ta có bảng sau:
4 Nguyên tử/ nhóm nguyên tử Na (CO3) Ba (OH) Trước phản ứng (số lượng) 2 1 1 2 Sau phản ứng (số lượng) 1 1 1 1 Như vậy để cân bằng số nguyên tử Na và nhóm (OH), chỉ cần thêm hệ số 2 trước NaOH. Khi đó phương trình hoá học cũng đã được thiết lập: Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH Ta có tỉ lệ: Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử Ba(OH)2 : Số phân tử BaCO3 : Số phân tử NaOH = 1 : 1 : 1 : 2. Câu 8. Giả thiết trong không khí, sắt tác dụng với oxygen tạo thành gỉ sắt (Fe2O3). Từ 5,6 gam sắt có thể tạo ra tối đa bao nhiêu gam gỉ sắt? Hƣớng dẫn giải Phương trình hoá học: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3 Ta có tỉ lệ: Số mol Fe : Số mol O2 : Số mol Fe2O3 = 4 : 3 : 2. Từ tỉ lệ mol ta xác định được tỉ lệ khối lượng các chất: Khối lượng Fe : Khối lượng O2 : Khối lượng Fe2O3 = (56 . 4) : (32 . 3) : (160 . 2) = 7 : 3 : 10. Vậy cứ 7 gam Fe phản ứng hết với 3 gam O2 tạo ra 10 gam Fe2O3. Do đó từ 5,6 gam Fe có thể tạo ra tối đa: 5,6.107=85,6.107=8 gam gỉ sắt. Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + NaCl a. Viết phương trình hóa học. b. Cho biết tỉ lệ số phân tử của 6 cặp chất trong phản ứng. a. Phương trình hóa học của phản ứng: -Na2CO3+ CaCl2 → CaCO3+ 2NaCl. b. - Số phân tử Na2CO3 : số phân tử CaCl2 = 1 : 1 - Số phân tử Na2CO3 : số phân tử CaCO3 = 1:1 -Số phân tử Na2CO3: số phân tử NaCl = 1 : 2 -Số phân tử CaCl2 : Số phân tử CaCO3= 1 : 1 -Số phân tử CaCl2 : Số phân tử NaCl = 1 : 2 -Số phân tử CaCO3: số phân tử NaCl = 1 : 2 Câu 10: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: a) Fe + O2 Fe3O4 b) CaO + HCl CaCl2 + H2O c) Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O