Content text KHTN 9 - VẬT LÍ - BÀI 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC - GV.docx
1 BÀI 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 1. Giới thiệu một số dụng cụ thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học tự nhiên Tiêu bản nhiễm sắc thể người: Sử dụng trong thực hành cho chủ đề về vật sống. Lăng kính: Dùng để phân tích ánh sáng thành các màu sắc khác nhau. Thấu kính hội tụ: Dùng để tập trung các tia ánh sáng vào một điểm. Thấu kính phân kì: Dùng để làm phân tán các tia ánh sáng ra ngoài. 2. Giới thiệu một số hóa chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên
2 Đá vôi (Calcium carbonate, CaCO₃): Sử dụng trong các phản ứng hóa học liên quan đến acid và base. Vôi sống (Calcium oxide, CaO): Được sử dụng trong thí nghiệm về sự phản ứng của vôi với nước. Glucose (C₆H₁₂O₆): Sử dụng trong các thí nghiệm về đường và năng lượng. Saccharose (C₁₂H₂₂O₁₁): Sử dụng trong các thí nghiệm liên quan đến carbohydrate. Lưu ý: Tiêu bản nhiễm sắc thể người sử dụng thực hành cho chủ đề vật sống; các dụng cụ quang học sử dụng thực hành cho chủ đề năng lượng. Hóa chất trong phòng thực hành được bảo quản, sử dụng tùy theo tính chất và mục đích khác nhau.
3 II. VIẾT BÁO CÁO VÀ THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC 1. Mô tả các bước viết báo cáo Khi thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề khoa học và trình bày quá trình nghiên cứu đó bằng văn bản, bạn có thể viết báo cáo theo cấu trúc sau: Cấu trúc bài báo cáo khoa học Minh họa cho việc viết báo cáo khoa học 1. Tiêu đề Sự đổi màu của chất chỉ thị tự nhiên làm từ hoa đậu biếc. 2. Mục tiêu Nghiên cứu phương pháp chế tạo chất chỉ thị tự nhiên làm từ hoa đậu biếc. 3. Giả thuyết khoa học Em có thể dự đoán: Nước hoa đậu biếc có thể là một chất chỉ thị tự nhiên và có khả năng đổi màu khi gặp acid hoặc base. 4. Thiết bị và vật liệu Mẫu vật thí nghiệm: vải bông hoa đậu biếc (tươi hoặc khô), quả chanh, nước xà phòng, đũa thủy tinh, ống hút. 5. Phương pháp thực hiện Thí nghiệm được tiến hành như sau: Ngâm hoa đậu biếc trong cốc thủy tinh chứa nước nóng trong thời gian 20 phút để tạo dung dịch chất chỉ thị. Chuẩn bị 3 cốc đánh số thứ tự 1, 2, 3, lần lượt đựng nước cốt chanh, nước cất, nước xà phòng. Dùng ống hút nhỏ giọt cho từng giọt chất chỉ thị vào lần lượt mỗi cốc 1, 2, 3. 6. Kết quả và thảo luận Sau khi nhỏ chất chỉ thị vào mỗi cốc, kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng sau: Mẫu vật Nước cốt chanh Nước cất Nước xà phòng Hiện tượng Nước đổi sang màu hồng Không có sự đổi màu Nước đổi sang màu xanh thẫm 7. Kết luận Nước hoa đậu biếc là chất chỉ thị tự nhiên và có khả năng đổi màu trong
4 các môi trường có độ pH khác nhau. 2. Thiết kế bài thuyết trình một vấn đề khoa học Sau khi hoàn thiện các nội dung cần thiết cho một báo cáo, thiết kế bài thuyết trình là bước trình bày để mọi người hiểu rõ hơn về công việc đã thực hiện trong báo cáo. Chúng ta cần chuẩn bị bài thuyết trình dưới dạng poster hoặc bài trình chiếu trên máy tính thông qua các phần mềm trình chiếu phổ biến (ví dụ MS PowerPoint). Cấu trúc bài thuyết trình vấn đề khoa học Mô tả minh họa 1. Mở đầu Thiết kế slide về chủ đề bài thuyết trình, họ tên (nhóm) thành viên thực hiện, người báo cáo, mục tiêu bài báo cáo,... 2. Nội dung Thiết kế các slide về tổng quan vấn đề khoa học đang nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận. 3. Kết luận Thiết kế các slide về kết luận nội dung báo cáo, đề xuất, kiến nghị cho vấn đề khoa học đã nghiên cứu. Lưu ý khi thuyết trình: Cấu trúc ngắn gọn, làm nổi bật từ khóa. Ưu tiên sử dụng bảng số liệu, hình ảnh để tóm tắt thông tin. Đảm bảo kết nối hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình để người nghe dễ theo dõi.