PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ÂM NHẠC 6 5512.pdf

1 Bài mở đầu GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƢỜNG THCS TẬP HÁT QUỐC CA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS biết:  Nội dung của môn Âm nhạc ở trường THCS.  Hát thuộc bài Quốc Ca. Biết tên tác giả của bài Quốc Ca. - HS hiểu: sơ lược về nghệ thuật âm nhạc. - HS vận dụng: hình thành cho HS cách hát hoà giọng và giữ được nhịp khi hát. 2. Năng lực - Năng lực chung - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt - Thực hành âm nhạc - Hiểu biết âm nhạc 3. Phẩm chất - Phẩm chất -Yêu gia đình, quê hương, đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Soạn bài, sgk. - Nhạc cụ. - Máy chiếu. 2. Học sinh: - SGK, đồ dùng học tập. - Tập hát trước bài Quốc ca. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. b.Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ d. Tổ chức thực hiện: GV: Cho hs hát 1 bài hát tập thể B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về môn học âm nhạc ở trường THCS (15’) a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về môn học âm nhạc ở trường THCS b. Nội dung: - Âm nhạc: là nghệ thuật của Âm thanh có tính truyền cảm trực tiếp gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. - Tác dụng: cổ vũ động viên, tính liên tưởng, hoà nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo... c. Sản phẩm:
2 HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho h/s nghiên cứu sgk. - Phát phiếu học tập cho h/s thảo luận nhóm bàn (5p) + Âm nhạc là gì? âm nhạc có từ bao giờ và nó được bắt nguồn từ đâu? + Tác dụng của Âm nhạc với đời sống con người như thế nào? - Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS nghiên cứu tài liệu. - HS làm việc cá nhân => thảo luận - Bƣớc 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức. - Bƣớc 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả báo cáo của HS. - Chốt kiến thức 1. Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trƣờngTHCS - Âm nhạc: là nghệ thuật của Âm thanh có tính truyền cảm trực tiếp gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. - Tác dụng: cổ vũ động viên, tính liên tưởng, hoà nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo... * Cấu trúc môn Âm nhạc ở trường THCS: - Ở trường THCS, môn âm nhạc gồm 3 phân môn: + Học hát. + Nhạc lý và tập đọc nhạc. + Âm nhạc thường thức. Hoạt động 2: Tập hát bài Quốc ca (15’) a. Mục tiêu: HS tập hát bài Quốc ca b. Nội dung: Tập hát Quốc ca. c. Sản phẩm: HS tập hát theo GV d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Khởi động giọng theo các âm: mi, ma, mô ... - Nghe hát mẫu bài hát. - Chia thành từng nhóm và hướng dẫn học sinh hát theo từng nhóm. - Tập hát, hát kết hợp gõ phách theo nhịp của bài hát. - Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện hát theo nhóm theo hướng dẫn của gv. - Bƣớc 3: Báo cáo, thảo luận: - HS nhận xét nhóm bạn hát đã đúng cao độ, trường độ. - Bƣớc 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả nhận xét của HS. - Chốt kiến thức: Qua bài hát chúng ta thấy rõ 2. Tập hát Quốc ca.
3 lòng quyết tâm, hào khí của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát. b. Nội dung: Hs hát lại bài hát Quốc ca. c. Sản phẩm: HS biết thể hiện bài hát d.Tổ chức thực hiện: Cho hs hát lại bài hát Quốc ca. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. b. Nội dung: GV lồng ghép kiến thức giáo dục hs học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. c. Sản phẩm: Lắng nghe GV d. Tổ chức thực hiện: Liên hệ lồng ghép, giáo dục hs học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Hôm nay chúng ta đang được sống và học tập ở một đất nước hoà bình độc lập dân chủ văn minh là nhờ công ơn của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Mỗi chúng ta đều phải cố gắng rèn luyện tu dưỡng đạo đức, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công lao của Bác Hồ vĩ đại, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. Chính các em sẽ là chủ của đất nước trong tương lai. * HƢỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng - Chuẩn bị bài mới
4 Bài 1 - Học bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS biết: tác giả của bài Tiếng chuông và ngọn cờ là nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một vài bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi. - HS hiểu: hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. - HS vận dụng: hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. b. Năng lực chuyên biệt -Thực hành âm nhạc -Hiểu biết âm nhạc 3. Phẩm chất -Yêu gia đình, quê hương, đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Soạn bài, sgk, tài liệu bổ sung. - Nhạc cụ. - Máy chiếu. 2. Học sinh: - SGK, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. b. Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ d. Tổ chức thực hiện: GV: Cho hs hát 1 bài hát tập thể B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN HĐ 1. Tìm hiểu Tiếng chuông và ngọn cờ (10p) a. Mục tiêu: Tìm hiểu môn học âm nhạc ở trường THCS b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu c. Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi d.Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho h/s trình bày cá nhân phần chuẩn bị về tác giả Phạm Tuyên. 1. Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trƣờngTHCS - Âm nhạc: là nghệ thuật của

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.