Content text 39. Sở Nghệ An (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
Câu 1. Cơ chế điều hoà biểu hiện gene của operon lac ở vi khuẩn E. coli được thể hiện trong sơ đồ sau: Kiểu gene của vi khuẩn kiểu dại kí hiệu là: I + P + O + Z + Y + A + . Khi phân tích DNA của các chủng vi khuẩn: lacZ - , lacY - , lacI - (các đột biến mất chức năng), lacI S (lacI S mã hóa lacI S là chất ức chế có thể bám vào operator nhưng không thể bám vào chất cảm ứng), hoặc lacO c (operator của operon lac đột biến làm cho lacI, lacI S không thể bám vào O c ). a) Hình trên thể hiện cơ chế điều hoà biểu hiện gene của chủng vi khuẩn có kiểu gene là I - P + O + Z + Y + A + . b) Chủng vi khuẩn I + P + O c Z + Y + A + biểu hiện các gene lacZ, lacY, lacA ngay cả khi không có lactose. c) Các chủng vi khuẩn: I + P + O + Z - Y + A + và I + P + O + Z + Y - A + đều có khả năng phân giải lactose. d) Chủng vi khuẩn I S P + O + Z + Y + A + không tổng hợp enzyme phân giải lactose ngay cả khi có lactose trong môi trường. Câu 2. Loài hoa Salpiglossis sinuata có nhiều màu sắc khác nhau. Cho biết allele A 1 quy định hoa đỏ, allele A 2 quy định hoa tím, allele a quy định hoa xanh; sự có mặt của A 1 và A 2 trong kiểu gene cho màu vàng. Màu hoa chỉ biểu hiện khi có allele B, các kiểu gene có bb đều cho hoa trắng; các gene thuộc các NST khác nhau. Một số phép lai được thực hiện giữa các dòng bố mẹ thuần chủng để tạo ra thế hệ F 1 , sau đó các cây F 1 này được tự thụ phấn để tạo ra thế hệ F 2 . a) Phép lai (1), (2) và (3) đều tạo ra F 2 có 3 loại kiểu gene. b) Ở F 2 của phép lai (4), cây hoa trắng có các loại kiểu gene là: A 1 A 1 bb, A 1 abb, aabb. c) F 2 của phép lai (4) và F 2 của phép lai (5) có số loại kiểu gene bằng nhau. d) Có tối đa 5 loại kiểu gene quy định cây hoa trắng. Câu 3. Hình dưới đây minh họa cường độ quang hợp (tính theo lượng CO 2 hấp thu) của 4 lô cây cùng loài khi sinh trưởng trong cùng điều kiện ánh sáng nhưng khác nhau về nhiệt độ và nồng độ CO 2 môi trường. a) Ở nhiệt độ 25°C và cường độ ánh sáng 2 kilolux, việc tăng nồng độ CO 2 từ 0,04% lên 0,1% sẽ làm tăng lượng glucose tạo ra.
b) Ở cường độ ánh sáng 1 - 2 kilolux thì cường độ quang hợp sẽ tăng nhanh hơn khi ở cường độ ánh sáng 3 - 4 kilolux. c) Trong điều kiện ánh sáng dưới 1 kilolux, cường độ quang hợp của các lô thí nghiệm luôn bằng nhau. d) Nếu tiếp tục tăng ánh sáng lên 10 kilolux, cường độ quang hợp của lô I sẽ tiếp tục tăng. Câu 4. Bảng dưới đây là danh sách một số loài thú tại khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được đưa vào sách đỏ IUCN năm 2013. Ghi chú: CR (Critically endangered) - Cực kỳ nguy cấp: Nguy cơ tuyệt chủng vô cùng cao trong tự nhiên. EN (Endangered) - Nguy cấp: Nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên. VU (Vulnerable) - Sắp nguy cấp: Nguy cơ trở thành loài bị đe dọa tuyệt chủng. a) Có 10 loài nguy cơ trở thành loài bị đe dọa tuyệt chủng. b) Tất cả các loài trong bộ Linh trưởng (Khỉ mặt đỏ, Voọc xám, Vượn đen má trắng) đều có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên. c) Việc tiêu diệt các loài ăn thịt như chó sói lửa, mèo gấm sẽ giúp bảo tồn các loài thú khác và tạo ra cân bằng hệ sinh thái. d) Trong các loài: Mang lớn, Sao la, Nai; thứ tự các loài được ưu tiên bảo tồn theo mức giảm dần là Sao la → Mang lớn → Nai. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1. Sơ đồ sau mô tả con đường chuyển hóa phenylalanine liên quan đến 2 bệnh chuyển hóa di truyền ở người, gồm bệnh PKU và bệnh AKU: Cho biết: Allele A mã hoá (1), allele B mã hoá (2); các allele a và b không mã hoá enzyme. Nếu tích tụ nhiều phenylalanine sẽ gây bệnh PKU (Phenylketonuria); nếu tích tụ nhiều homogentistic acid sẽ gây bệnh AKU (Alkaptonuria), homogentistic acid chỉ được tạo ra từ con đường chuyển hóa trên. A, a, B, b thuộc các NST thường khác nhau. Bố mẹ dị hợp 2 cặp gene; xác suất sinh 1 con chỉ bị bệnh PKU mà không bị bệnh AKU bằng bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy). Câu 2. Cho các biện pháp sau: (1) Tăng cường sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng tái tạo. (2) Thành lập và nâng cao hiệu quả quản lí các khu bảo tồn để bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái. (3) Không khai thác và tiêu thụ các tài nguyên sinh vật trong tự nhiên. (4) Hợp tác quốc tế để bảo vệ các loài sinh vật, các hệ sinh thái. Hãy viết liền các số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn tương ứng các biện pháp bảo vệ sinh quyển và tài nguyên sinh học. Câu 3. Loài bông trồng ở Mĩ (Gossypium hirsutum) có bộ NST 2n = 52 (gồm 26 NST lớn và 26 NST nhỏ) được hình thành từ loài bông châu Âu (2n = 26 NST lớn) và loài bông hoang dại ở Mĩ (2n = 26 NST nhỏ). Có một số nhận định về quá trình hình thành loài bông trồng ở Mĩ như sau: (1) Con lai sau đa bội hóa thích nghi tốt và phát triển thành quần thể loài Gossypium hirsutum. (2) Con lai được ngẫu nhiên đa bội hóa (gấp đôi số NST). (3) Tất cả các con lai sinh ra thích nghi kém, bất thụ và bị tiêu diệt. (4) Lai ngẫu nhiên giữa loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ với nhau tạo con lai. Sắp xếp các nhận định đúng theo quá trình tiến hóa hình thành loài trên.