Content text 15. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Liên trường Nghệ An - Lần 2 có lời giải.docx
Trang 1 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT Lần 2 -------------------- KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - NĂM 2025 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Hình sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc NST nào? A. Lặp đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn Câu 2: Allele B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nucleotide ở giữa vùng mã hóa của gene tạo thành allele b, làm cho codon 5’UGG3’ trên mRNA được phiên mã từ allele B thành codon 5’UGA3’ trên mRNA được phiên mã từ allele b. Nhận định nào sau đây đúng? A. Đột biến làm thay đổi chức năng protein nên biểu hiện ngay thành kiểu hình ở cơ thể mang đột biến. B. Allele B ít hơn allele b một liên kết hydrogen. C. Chuỗi polypeptide do allele B tổng hợp khác với chuỗi polypeptide do allele b tổng hợp 1 amino acid. D. Chuỗi polypeptide do allele B tổng hợp dài hơn chuỗi polypeptide do allele b tổng hợp. Câu 3: Hình sau biểu diễn quá trình thoát hơi nước của cây sống trong điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua khí khổng?
Trang 2 A. Đường B. B. Đường A. C. Đường D. D. Đường C. Câu 4: Trong các hình sau, hình số mấy mô tả đúng trình tự các gene (X, Y, Z) nằm trên cặp NST tương đồng của tế bào sinh dưỡng bình thường? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 5: Một loài thực vật có 7 nhóm gene liên kết. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta thấy có 5 thể đột biến (kí hiệu A, B, C, D, E) có số lượng NST thể như sau: Thể đột biến A B C D E Số lượng NST 21 13 15 28 35 Có bao nhiêu trường hợp thuộc thể đa bội lẻ? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 6: Theo quy luật Mendel, allele quy định hoa tím và allele quy định kiểu hình nào sau đây sẽ phân li đồng đều về các giao tử trong giảm phân? A. Hoa trắng. B. Chín sớm. C. Hạt vàng. D. Thân thấp. Câu 7: Loài động vật nào sau đây giới đực có cặp NST giới tính XY? A. Châu chấu. B. Ong. C. Mèo. D. Chim. Câu 8: Nitrogenous base thymine có trong cấu trúc nào sau đây? A. DNA. B. Protein. C. RNA. D. Lipid. Câu 9: Trong các động vật: voi, trâu, mèo, chuột; động vật nào có nhịp tim lớn nhất? A. Chuột. B. Trâu. C. Voi. D. Mèo. Câu 10: Nếu khoảng cách giữa 2 gene A và B trên 1 NST là 40 cM thì tần số hoán vị gene là A. 40%. B. 41%. C. 20%. D. 80%. Câu 11: Hình sau mô tả quá trình phân bào của 3 tế bào. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cả 3 tế bào có thể đều là tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào 1, 2 có thể thuộc cùng một cơ thể. C. Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân II.
Trang 4 thành UDP - glucose. Khi trong kiểu gene có đủ các allele trội A, B, C mã hóa các enzyme tương ứng A, B, C quy định kiểu hình bình thường, các kiểu gene còn lại quy định bệnh galactosemia. Con đường chuyển hóa galactose được mô tả ở hình sau: Câu 17: Bệnh galactosemia di truyền theo quy luật A. phân li độc lập. B. tương tác gene. C. liên kết gene. D. hoán vị gene. Câu 18: Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con mắc bệnh galactosemia? A. AaBBCC × AaBbCC. B. AaBbCC × AABBCc. C. AABbCC × AaBBCc. D. AaBbCc × AABBCC. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI Câu 1: Có những con chuột, khi trong tế bào tổng hợp đầy đủ sắc tố melanine khiến chúng không mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Ngược lại, khi trong tế bào không tổng hợp đầy đủ sắc tố melanine khiến chúng rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, dòng thứ nhất (dòng 1) mẫn cảm với ánh sáng mặt trời và đuôi dài, dòng thứ hai (dòng 2) mẫn cảm với ánh sáng mặt trời và đuôi ngắn. Ở thế hệ P, khi đem lai chuột cái dòng 2 với chuột đực dòng 1 thu được các chuột F 1 toàn đuôi ngắn và không mẫn cảm với ánh sáng. Cho các cá thể F 1 giao phối với nhau, thu được F 2 có các loại kiểu hình thể hiện ở bảng sau: Kiểu hình Chuột cái Chuột đực Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn 42 21 Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài 0 21 Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn 54 27 Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài 0 27 a) Allele quy định đuôi dài trội hoàn toàn so với allele quy định đuôi ngắn. b) Khả năng mẫn cảm ánh sáng di truyền theo quy luật tương tác gene. c) Nếu cho chuột đực F 1 lai phân tích thì trong số các con cái thu được ở đời con, tỉ lệ chuột không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn là 25%. d) Nếu thực hiện phép lai nghịch với phép lai ở thế hệ P, thu được F 1 . Cho F 1 giao phối ngẫu nhiên thì ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình ở giới cái là 4 : 3 : 1 : 1. Câu 2: Ở một số virus có vật chất di truyền là RNA (HIV, SARS-CoV-2,…) có quá trình phiên mã ngược. Sau khi vào tế bào, RNA được enzyme phiên mã ngược của