Content text đề 8.docx
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN 8 I TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Chọn ý đúng nhất trong các câu sau Câu 1. Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được khẳng định từ thời nào? A. Thời nhà Lý B. Thời nhà Trần C. Thời nhà Nguyễn D. Thời nhà Lê Câu 2. Chứng cứ lịch sử nào sau đây khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa? A. Hoàng Sa châu bản B. Phủ biên tạp lục C. Đại Việt sử ký toàn thư D. Nam quốc địa dư Câu 3. Pháp lý quốc tế nào đã quy định rõ về quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)? A. Hiệp ước Paris 1946 B. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) C. Hiệp định Geneva 1954 D. Hiệp định San Francisco 1951 Câu 4. Việt Nam đã thực hiện chủ quyền liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi nào? A. Thế kỷ 14 B. Thế kỷ 15 C. Thế kỷ 16 D. Thế kỷ 17 Câu 5. Bản đồ nào do người Việt vẽ từ thời nhà Nguyễn ghi lại vị trí của quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam? A. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ B. Bản đồ Nam quốc sơn hà C. Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ D. Bản đồ Đại Việt sử ký toàn thư Câu 6. Biển Đông có vai trò chiến lược như thế nào đối với Việt Nam? A. Là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng B. Là khu vực đánh bắt thủy sản duy nhất C. Là khu vực duy nhất có rừng ngập mặn D. Là nơi duy nhất có tài nguyên khoáng sản Câu 7. Biển đảo Việt Nam đóng vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia? A. Là nơi tập trung phát triển du lịch B. Là tiền đồn quốc phòng quan trọng C. Là nơi tập trung phát triển nông nghiệp D. Là khu vực khai thác dầu mỏ Câu 8. Nguồn tài nguyên nào tại Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế Việt Nam? A. Gỗ quý B. Dầu khí và thủy sản C. Kim loại quý D. Than đá Câu 9. Biển Đông giúp Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế thông qua: A. Giao lưu thương mại và hợp tác biển B. Phát triển nông nghiệp C. Mở rộng đất nông nghiệp D. Phát triển công nghiệp nặng Câu 10. Việc phát triển kinh tế biển có tác động như thế nào đến an ninh quốc phòng? A. Gia tăng ngân sách quốc phòng B. Tăng cường khả năng phòng thủ và bảo vệ chủ quyền C. Mở rộng quan hệ ngoại giao D. Giảm chi phí quốc phòng Câu 11. Hành động cụ thể nào thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo? A. Tham gia các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo B. Khai thác tài nguyên biển không kiểm soát C. Không quan tâm đến các vấn đề biển đảo D. Phản đối việc bảo vệ chủ quyền Câu 12. Công dân Việt Nam có thể góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cách nào? A. Nâng cao nhận thức về pháp lý quốc tế liên quan đến biển đảo B. Khai thác tài nguyên biển một cách tùy tiện C. Đầu tư vào các dự án công nghiệp ở đất liền D. Tăng cường khai thác rừng ngập mặn Câu 13. Hoạt động nào giúp thúc đẩy sự hiểu biết về chủ quyền biển đảo trong cộng đồng? A. Tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn về chủ quyền biển đảo B. Khai thác tài nguyên biển không kiểm soát C. Tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài D. Không tham gia các hoạt động cộng đồng
Câu 14. Các biện pháp nào được coi là trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường biển? A. Không xả rác và giữ gìn vệ sinh bờ biển B. Khai thác hải sản không theo quy định C. Sử dụng các chất độc hại để đánh bắt cá D. Tập trung vào việc phát triển công nghiệp nặng Câu 15. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo có thể là: A. Tham gia các câu lạc bộ tuyên truyền về biển đảo B. Khai thác cát biển trái phép C. Sử dụng sản phẩm từ khai thác bất hợp pháp D. Không quan tâm đến biển đảo Câu 16. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông? A. Thực hiện các nghiên cứu khoa học về Biển Đông B. Khai thác tài nguyên biển trái phép C. Không tham gia vào các vấn đề quốc tế liên quan đến biển đảo D. Tăng cường nhập khẩu từ các quốc gia khác PHÀN TỰ LUẬN Câu 1: (4,0 điểm): Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918- 1929. Qua đó em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong thời gian này? Câu 2. (4,0 điểm): Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ? Trình bày diễn biến và nêu những nét mới của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Á từ năm 1918 – 1945. Câu 3 (4,0 điểm): Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Việt Nam cần học hỏi những gì để phát triển kinh tế đất nước? Câu 4 (4,0 điểm). Sự kiện nào đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) kết thúc. Nêu ý nghĩa của chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít và bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này?
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B D A A B B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A B A A A A A A PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điể m 1 Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918- 1929. Qua đó em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong thời gian này? 4 - Nhờ hưởng lợi từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (Nhật không bị chiến tranh tàn phá; thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí; lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hoá và xuất khẩu). Nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh. 0,25 + Trong vòng 6 năm (1914 - 1919) sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần. Tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. Riêng sản lượng chế tạo máy móc và hoá chất tăng 7 lần. Nhiều công ty hiện có đều mở rộng sản xuất của mình. Hàng hoá của Nhật tràn ngập thị trường châu Á (Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia), Nhật Bản trở thành chủ nợ của các đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, sự phát triển đó chỉ kéo dài trong 18 tháng. 0,25 - Đến những năm 1920-1921, nền kinh tế Nhật Bản sa sút. Đời sống người lao động không được cải thiện, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ. 0,25 - Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân. 0,25 - Vào những năm 1924-1929, kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng không ổn định: 0,25 + Năm 1926, sản lượng công nghiệp phục hồi vượt mức trước chiến tranh. 0,25 + Từ năm 1927, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Tô-ki-ô, kinh tế NB lâm vào khủng hoảng, suy thoái: Hàng chục ngân hàng phải đóng cửa, số công nhân thất nghiệp tăng lên mạnh, nông dân bị bần cùng hoá sức mua của người dân bị giảm sút. 0,25 - Trong những năm 1929 – 1933: Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản. 0,25 + So với năm 1929 sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%, 2/3 nông dân mất ruộng, khoảng 3 triệu người thất nghiệp. 0,25 + Cuộc đại suy thoái làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Năm 1929 có 276 cuộc bãi công nổ ra, đến năm 1931 đã có gần 1.000 cuộc bãi công. 0,25 - Từ 1933 – 1939: Để đưa đất nước ra khỏi đại suy thoái, Chính phủ Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trưởng ra bên ngoài. 0,25 + Ngay từ năm 1927, Thủ tướng Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng bản Tấu trình, đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới: Khởi đầu là chiếm Trung 0,25
Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của NB, sau đó là Châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. + Tháng 9-1931, Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, đánh dấu việc hình thành "lò lửa chiến tranh" ở châu Á-Thái Bình Dương. 0,25 - Từ năm 1939 – 1945: 0,25 + Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu diễn ra, Nhật Bản cũng ráo riết chuẩn bị chiến tranh. 0,25 + Tháng 9/1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương. Tháng 12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu cảng. Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á khác, tiến đánh nhiều đảo thuộc châu Á-Thái Bình Dương,... 0,25 + Đến ngày 15-8-1945, Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện trước quân Đồng minh. 0,25 Nhận xét về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 – 1929: 0,25 - Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và nhanh chóng trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á. 0,25 - Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp: 0,25 + Công nghiệp: Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á. 0,25 + Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. 0,25 - Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho 30 ngân hàng phải đóng cửa 0,25 => Như vậy, thời kì 1918 - 1929 chỉ là thời kì phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản. 0,25 2 Câu 2. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ? Trình bày và nêu những nét mới của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Á từ năm 1918 – 1945. 0,25 * Nguyên nhân: 0,25 - Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp những hậu quả do chiến tranh gây ra nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân làm tăng lên những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội các nước thuộc địa. 0,25 - Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo. 0,25 - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản và tư sản ở các nước Châu Á đã ngày càng trưởng thành và đủ sức tập hợp, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc 0,25 * Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Á từ năm 1918 – 1945 - Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á giai đoạn này diễn ra theo hai khuynh hướng chính: dân chủ tư sản (tiêu biểu là Ấn Độ) và vô sản (tiêu biểu là Trung Quốc, Việt Nam,...). 0,25 + Ở Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, đứng đầu là M. Gan-di, nhân 0,25