Content text SUB SLIDE HỘI CHỨNG VÀNH CẤP.pdf
S2. 0.19s Như các em đã đã học lúc năm 3 các vấn đề nội khoa thường gặp, sang năm 4 có bài tiếp cận HCVC, năm 6 thì học về điều trị HCVC. Tôi nhắc lại 1 vài ý về HCVC. Chẩn đoán đúng thì mới điều trị đúng được. Theo khuyến cáo gần đây nhất trong tiếp cận chẩn đoán HCVC thì thực tế bao giờ chúng ta cũng phải đi từ lâm sàng. Thì trong cái hình đây họ mô tả bệnh nhân khả năng cao, hoặc thấp, TB khi mà chúng ta thăm khám, phát hiện các cái triệu chứng của 1 bệnh nhân vào viện vì cái đau ngực thì tuỳ thuộc tính chất đau ngực mà chúng ta thấy vị trí, hướng lan, thời gian, mức độ đau ngực mà chúng ta có mà chúng ta phân ra bệnh nhân thuộc nhóm NC cao, thấp NMCT cấp. Và 1 cái bước thứ 2 là ta làm các xét nghiệm trong đó có điện tâm đồ, men tim cụ thể là troponin từ đó chúng ta chẩn đoán đây là 1 HCVC và thuộc thể nào của HCVC: NMCT cấp ST chệnh lên hay NMCT cấp không ST chệnh lên hay 1 cái đau thắt ngực không ổn định hoặc thậm chí bệnh nhân vào viện vì 1 cái đau ngực mà qua thăm khám, qua xét nghiệm ta thấy đây là 1 cái đau thắt ngực không do tim.
S3. 1p59s Như vậy sau khi chẩn đoán đây là 1 HCVC thì chúng ta điều trị ntn, thì đây là mục tiêu điều trị HCVC, cách tiếp cận ban đầu, chúng ta sẽ có những điều trị dài hạn chúng ta sẽ được nói trong bài điều trị HCVM. ● Điều đầu tiên là làm sao chúng ta phải ổn định được bệnh nhân ● Cái thứ 2 là giảm đau cho bệnh nhân, cái đau ở đây của bệnh nhân là do thiếu máu cục bộ cơ tim ● Thứ 3 là phải giảm được tổn thương tb cơ tim, từ đó chúng ta có thể ngăn ngừa thiếu máu cục bộ tiến triển ● Mục tiêu cuối cùng mà chúng ta mong muốn cho bệnh nhân là làm sao chúng ta điều trị làm giảm biến cố tim mạch cho bệnh nhân, nghĩa là chúng ta giảm được nguy cơ tử vong, nguy cơ bị NMCT tái phát hoặc nguy cơ bị đột quỵ. Đó là các biến cố tim mạch chính mà khi điều trị chúng ta quan tâm tới.