Content text 16 - KNTT - LỰC TƯƠNG TÁC COULOMB GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH - GV.docx
BÀI 16 : LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA 2 ĐIỆN TÍCH I. LỰC HÚT, LỰC ĐẨY GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH: 1. Thí nghiệm sự nhiễm điện của các vật: - Treo thanh nhựa A bằng một dây chỉ để nó có thể quay tự do rồi dùng len cọ xát một đầu của nó. a. Dùng len cọ xát một đầu thanh nhựa B rồi đưa lại gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa A b. Dùng lụa cọ xát một đầu thanh thuỷ tinh C rồi đưa lại gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa A. Giải thích - Thanh nhựa cọ xát với với len sẽ nhiễm điện âm nên khi hai thanh nhựa lại gần nhau sẽ đẩy ra xa vì cả hai thanh nhựa nhiễm điện cùng dấu. - Thanh thủy tinh cọ xát với lụa sẽ nhiễm điện dương và thanh nhựa nhiễm điện âm nên đưa hai thanh lại gần nhau chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện trái dấu - Khi cọ xát những vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa, mãnh poliêtilen,… vào lụa hoặc dạ…thì những vật đó sẽ hút được những vật nhẹ như giấy, sợi bông… Ta nói rằng những vật đó đã bị nhiễm điện. - Nhờ hiện tượng này mà ta có thể kiểm tra được một vật có nhiễm điện hay không. 2. Lực biểu diễn tương tác giữa các điện tích: 3. Điện tích, hai loại điện tích, tương tác điện: Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện, vật tích điện hoặc điện tích. Người ta thừa nhận rằng chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương (ký hiệu bằng dấu -) và điện tích âm (ký hiệu bằng dấu -). Lưu ý: khái niệm điện tích âm, điện tích dương trong vật lý khác với số âm, số dương trong toán học. Ví dụ số âm luôn luôn nhỏ hơn số dương nhưng không thể nói điện tích âm luôn luôn nhỏ hơn điện tích dương được. Các điện tích cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau. Các điện tích khác loại (khác dấu) thì hút nhau. Lực hút, đẩy giữa các điện tích được gọi chung là lực tương tác giữa các điện tích (thường gọi tắt là lực điện). Độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích có phụ thuộc như thế nào vào khoảng cách giữa các điện tích? Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
sẽ hút giữ chúng lại trong máy. Máy còn chứa màng thẩm thấu ẩm giúp cân bằng độ ẩm trong không khí.