Content text 77. ĐỀ THI THỬ TN THPT 2023 - MÔN HÓA HỌC - Liên trường Vĩnh Phúc (Lần 3) - Bản word có giải.doc
Trang 2/4 – Mã đề 065 Câu 55: Hợp chất nào sau đây thuộc loại aminoaxit? A. CH 3 OH. B. C 6 H 5 NH 2 . C. CH 3 COONH 4 . D. H 2 NCH 2 COOH. Câu 56: Để bảo quản ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt…) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại A. Pb. B. Cu. C. Ag. D. Zn. Câu 57: Phát biểu nào sau đây sai? A. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ. B. Kim loại Na, K đều khử được H 2 O ở điều kiện thường. C. Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO 4 thu được Fe. D. Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa. Câu 58: Hòa tan hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm NaHCO 3 , KHCO 3 và MgCO 3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO 2 (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là A. 11,175. B. 8,940. C. 3,725. D. 5,850. Câu 59: Cho sơ đồ chuyển hóa: Biết X, Y, Z là các chất khác nhau đều chứa kali. Phát biểu sai là A. Có 2 chất thỏa mãn X. B. Có 2 chất thỏa mãn Z. C. Chất Y là K 2 HPO 4 . D. Có 1 chất thỏa mãn Y. Câu 60: Kim loại M tác dụng được với axit HCl và oxit của nó bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. M là kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Ag. C. Fe. D. Cu. Câu 61: Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được dung dịch X, trung hòa X rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 54 gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là A. 42,75. B. 21,75. C. 43,5. D. 85,50. Câu 62: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch HCl? A. Ag. B. Cu. C. Au. D. Zn. Câu 63: Trong các kim loại: Ca, Fe, K, Ag. Kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Ca. B. K. C. Ag. D. Fe. Câu 64: Nung hỗn hợp gồm 0,075 mol Al và 0,025 mol Fe 3 O 4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 2,1 lít khí H 2 (ở đktc) và m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 13,10. B. 20,05. C. 17,18. D. 19,98. Câu 65: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl ? A. Al 2 O 3 . B. AlCl 3 . C. BaCl 2 . D. Ba(OH) 2 . Câu 66: Cho 9,38 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 7,84 lít khí (ở đktc). Kim loại X, Y lần lượt là A. Li và Be. B. Na và Mg. C. K và Ba. D. Na và Ca. Câu 67: Cho một đinh sắt sạch vào 150 ml dung dịch CuSO 4 1,0 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng đinh sắt tăng m gam. Giá trị của m là A. 2,2. B. 1,6. C. 2,4. D. 1,2. Câu 68: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. NaOH. C. Ba(OH) 2 . D. CaCl 2 . Câu 69: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg 2+ , Ca 2+ , Cl - , SO 4 2- . Hóa chất có thể làm mềm mẫu nước cứng trên là A. Ba(NO 3 ) 2 . B. CaCl 2 . C. H 2 SO 4 . D. Na 2 CO 3 .
Trang 3/4 – Mã đề 065 Câu 70: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam HCOOC 2 H 5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 6,8. B. 9,6. C. 6,3. D. 4,6. Câu 71: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: (1) X + H 2 O → X 2 + Y + Z (điện phân có màng ngăn) (2) CO 2 + X 2 → X 3 (3) CO 2 + 2X 2 → X 4 + H 2 O (4) X 3 + X 5 → T + X 2 + H 2 O (5) 2X 3 + X 5 → T + X 4 + 2H 2 O Hai chất X 2 và X 5 lần lượt là A. K 2 CO 3 và BaCl 2 . B. KOH và Ba(HCO 3 ) 2 . C. KOH và Ba(OH) 2 . D. KHCO 3 , Ba(OH) 2 . Câu 72: Cho các phát biểu sau: (1) Xà phòng hóa este đều tạo ra muối và ancol. (2) Fructozơ có nhiều trong mật ong. (3) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit. (4) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (5) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (6) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (7) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo. (8) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 73: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe 3 O 4 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. (b) Cho NaHCO 3 vào dung dịch KOH vừa đủ. (c) Cho Mg dư vào dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 . (d) Cho dung dịch Fe(NO 3 ) 2 vào dung dịch AgNO 3 dư. (e) Cho dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch Na 2 SO 4 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 74: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na 2 O, Ba và BaO vào H 2 O, thu được 0,15 mol khí H 2 và dung dịch X. Sục 0,32 mol khí CO 2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau: + Cho từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 0,075 mol khí CO 2 . + Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 0,06 mol khí CO 2 . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 28,28. B. 20,92. C. 30,68. D. 25,88. Câu 75: Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 71,792 lit khí O 2 (đo ở đktc) thu được 2,25 mol CO 2 . Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 6,4 gam brom trong CCl 4 . Nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa hai muối. Phần trăm khối lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là A. 75,81%. B. 50,54%. C. 75,88%. D. 67,63%. Câu 76: Để tạo ra 1 tấn hạt ngô thì lượng dinh dưỡng cây ngô lấy từ đất là: 22,3 kg N; 3,72 kg P và 10,14 kg K. Lượng phân hao hụt để tạo ra 1 tấn hạt ngô là 33,9 kg N; 6,2 kg P và 14,04 kg K. Loại phân mà
Trang 4/4 – Mã đề 065 người dân sử dụng là phân NPK (20-20-15) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và phân đạm ure (NH2)2CO (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón hóa học cần dùng là A. 102,8 kg. B. 90,3 kg. C. 206,5 kg. D. 200 kg. Câu 77: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối CuSO 4 và NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau: Thời gian điện phân (giây) t t + 3377,5 2t Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) x x + 0,035 2,0625x Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (mol) y y + 0,025 y + 0,025 Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với: A. 18,60. B. 21,40. C. 14,60. D. 16,84. Câu 78: X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C 6 H 8 O 4 . Cho các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol phản ứng): X + 2NaOH → Z + T + H 2 O T + H 2 → T 1 2Z + H 2 SO 4 → 2Z 1 + Na 2 SO 4 Biết Z 1 và T 1 có cùng số nguyên tử cacbon; Z 1 là hợp chất hữu cơ đơn chức. Nhận định nào sau đây đúng? A. Tổng số nguyên tử trong T 1 bằng 12. B. Nung Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được ankan đơn giản nhất. C. X không có đồng phân hình học. D. T là hợp chất hữu cơ no, đơn chức. Câu 79: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 1,5 mol (số mol của Y nhỏ hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 100,8 lít khí CO 2 (đktc) và 75,6 gam H 2 O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H 2 SO 4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 90%) thì số gam este thu được là A. 18,24. B. 60,48. C. 34,20. D. 53,78. Câu 80: Hỗn hợp M gồm C 2 H 5 NH 2 , CH 2 =CHCH 2 NH 2 , H 2 NCH 2 CH 2 CH 2 NH 2 , CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 và CH 3 CH 2 NHCH 3 . Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O 2 , chỉ thu được CO 2 ; 18 gam H 2 O và 3,36 lít N 2 . Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C 2 H 5 NH 2 trong M là: A. 48,21%. B. 24,11%. C. 40,18%. D. 32,14%.