Content text 1729246367-81. Tội trốn thuế- Ls HHS.docx
LUẬN CỨ BÀO CHỮA Cho ông L.Q.Q1 bị truy tố “Tội trốn thuế” theo khoản 3 Điều 161 BLHS Kính thưa Hội đồng xét xử, Tôi, H.H.S, Luật sư Công ty Luật TNHH HS xin trình bày quan điểm bào chữa cho ông L.Q.Q1 như sau: “Điều 161. Tội trốn thuế (nay là Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015) 1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.” Phần I: Tóm tắt các sự kiện của vụ án và nhân thân 1. Các sự kiện của vụ án. Ngày 25/12/2012, Quyết định số 38 khởi tố vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố H về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS (nay là Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015). Ngày 25/12/2012, Quyết định số 119 khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố H đối với L.Q.Q1 về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS (nay là Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015). Ngày 20/02/2013, Quyết định số 239 khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố H đối với P.T.P về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS (nay là Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015). Ngày 27/12/2012, ông L.Q.Q1 bị bắt tạm giam cho đến nay. Ngày 22/03/2013, Kết luận điều tra vụ án số 145/PC46-Đ 9 của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố H.
Ngày 09/04/2013, Cáo trạng số 170/CT-VKS-P1 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố H truy tố ông L.Q.Q1 theo khoản 3 điều 161 BLHS (nay là Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015). Ngày 02/10/2013, Tòa án nhân dân thành phố H mở phiên tòa hình sự sơ thẩm. 2. Nội dung cáo buộc của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát: Theo cáo trạng: 02 năm 2010 và 2011 Công ty TNHH G do ông L.Q.Q1 làm giám đốc đã chi phí khống 2.580.900.700đ. Trong đó: - Ký hợp đồng môi giới thương mại khống là : 1.750.000.000đ. - Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống là : 830.900.790đ. Từ đó cho rằng Công ty TNHH G trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 645.225.197đ (2.580.900.700đ x 25%). Các số liệu trên căn cứ vào: 1- Văn bản số 32640/CT-TTr1 ngày 12/12/2012 của Cục thuế Tp.H “V/v: Trả lời Công văn số 326/CSĐT-Đ9 của Cơ quan CSĐT – Công an Tp.H”. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH G trốn thuế TNDN 02 năm 2010 và 2011 do lập hồ sơ thuê chuyên gia khống là 437.500.000đ. 2- Văn bản số 6576/CT-TTr1 ngày 13/03/2013 của Cục thuế Tp.H “V/v: Trả lời Công văn số 1132; 1428/CV-CSĐT-Đ9 của Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Tp.H”. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH G trốn thuế TNDN 02 năm 2010 và 2011 do sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp là 212.262.697đ. 3- Sau đó, ngày 22/03/2013 Giám định tư pháp Bộ Tài chính ra Kết luận giám định tư pháp. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH G 02 năm 2010 và 2011 do sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hạch toán chi phí khống nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp 02 năm 2010 và 2011 là 645.225.197đ. 3. Nhân thân L.Q.Q1 sinh năm 1971, tại xã H1, huyện Y1, Tỉnh N. HKTT: Phòng N, nhà …, tổ …, phường Y2, quận C1, TP.H. Giám đốc Công ty TNHH G. Tôn giáo: Thiên chúa. Có vợ, 03 con (con lớn nhất sinh năm 2002, con nhỏ nhất sinh năm 2011). Tiền án: không.
Ngày 19/03/2007, ông L.Q.Q1 bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can về “Tội tổ chức hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS (nay là Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015). Ngày 25/10/2007, đình chỉ điều tra bị can. Ngày 13/04/2011, ông L.Q.Q1 bị Công an quận H2, H ra quyết định xử phạt hành chính cảnh cáo “Gây rối trật tự công cộng”. Ngày 27/11/2011, ông L.Q.Q1 bị Công an quận H2, H ra quyết định xử phạt hành chính cảnh cáo “Gây rối trật tự công cộng”. Ngày 13/01/2012, ông L.Q.Q1 bị UBND phường Y2 ra quyết định đưa vào diện giáo dục tại phường, xã theo Nghị địng 163 của Chính phủ, thời hạn 06 tháng. Phần II: Các vi phạm tố tụng hình sự với L.Q.Q1 số 119 công an thành phố H như sau: Căn cứ khởi tố vụ án hình sự: Căn cứ điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự, quy định (nay là Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình Sự 2015): “ Căn cứ khởi tố vụ án hình sự Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan, tổ chức; 3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; 4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; 5. Người phạm tội tự thú.” 1.1. Không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Cơ quan điều tra không được giao nhiệm vụ điều tra trực tiếp Công ty TNHH G như khoản 4 điều 100 – BL TTHS (nay là Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình Sự 2015) quy định mà do điều tra vụ án ông L.Đ.Q2 (em trai ông L.Q.Q1), giám đốc Công ty TNHH T và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam và cho rằng đã thu thập được nhiều tài liệu liên quan đến việc trốn thuế của Công ty TNHH G. Tại hồ sơ vụ án không có bút lục nào chứng minh cho nhận định của Cơ quan điều tra. Do vậy, việc khởi tố vụ án hình sự là không khách quan – trái với quy định của điều 100, Bộ luật TTHS (nay là Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình Sự 2015). 1.2. Căn cứ khoản 2 điều 76 (nay là Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình Sự 2015) “Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế” Luật quản lý thuế năm 2006, quy định:
“Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.” Như vậy, quy trình phải xuất phát từ kiểm tra thuế, thanh tra thuế mới đến CQĐT, nhưng ở đây hồ sơ từ CQĐT chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để hợp thức hóa việc “trốn thuế” của đối tượng bị điều tra. Hay nói cách khác, cơ quan điều tra đã “đặt hàng” cơ quan thuế để làm trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự là “suy đoán vô tội” thành “suy đoán có tội”. Tức là xác định đối tượng là có tội trước và sau đó xây dựng chứng cứ kết tội. Vụ án này đã được “an ninh hóa” ngay từ đầu, bằng chứng là các Điều tra viên chủ yếu điều từ Cơ quan ANĐT sang Cơ quan CSĐT trong thời gian chỉ để phục vụ vụ án. Tại Kết luận điều tra Cơ quan điều tra cho rằng Công ty TNHH G “trốn thuế” là dựa chủ yếu vào lời khai của bà P.T.P, người làm kế toán ngoài giờ cho Công ty TNHH G, ông L.Q.Q1 không có lời khai. Nếu theo logic thì bà P.T.P bị khởi tố bị can trước, rồi từ lời khai của bà P là căn cứ để khởi tố bị can với ông L.Q.Q1. Nhưng ông Q1 lại bị bắt, khởi tố bị can trước (ngày 25/12/2012), CQĐT không lấy được lời khai, không đủ chứng cứ đề nghị truy tố thì phải ra quyết định đình điều tra đối với bị can theo điều 119, BL TTHS (nay là Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình Sự 2015). Nhưng gần 02 tháng sau, ngày 20/02/2013 CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với bà P nhằm tìm kiếm chứng cứ truy tố ông Q1. - Hành vi này đi ngược với nguyên tắc “suy đoán vô tội” của pháp luật hình sự Việt Nam, vi phạm điều 10 “Xác định sự thật của vụ án” Bộ luật TTHS, quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội,”. - Vi phạm khoản 1, điều 126 “Khởi tố bị can”, Bộ luật TTHS 2003, quy định (nay là Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình Sự 2015): “Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.” Ở đây ngày 25/12/2013, CQĐT ra Quyết định số 38 khởi tố vụ án và đồng thời ra Quyết định số 119 khởi tố bị can với L.Q.Q1 về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS (nay là Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình Sự 2015). Nhưng sau gần 02 tháng bắt ông Q1 CQĐT đã không tìm được bằng chứng ông Q1 phạm tội “trốn thuế” nhưng lại khởi tố bị can bà P để tìm bằng chứng làm căn cứ cho việc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Q1 trước đó. Quá trình tiến hành tố tụng của CQĐT là không khách quan vì CQĐT đã mặc định ông Q1 là phạm tội trước sau rồi tìm mọi cách chứng minh bằng được. Các chứng từ kế toán thu, chi liên quan đến thuê chuyên gia, đều được lập phù hợp với quy định của điều 17 “Nội dung chứng từ kế toán” Luật kế toán năm 2003 – đây là chứng cứ. Nhưng Cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào “lời khai” của người liên quan để khẳng định công ty sử dụng các chứng từ hạch toán không hợp pháp. Nguyên tắc lời khai được đánh giá thấp hơn chứng cứ khách quan vì người khai thường bị áp lực, đe dọa… Việc CQĐT dựa vào lời khai để phủ nhận