PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 16. ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON.docx

TRƯỜNG THPT VẬT LÝ 10 - KNTT Trang1 CHƯƠNG III. ĐỘNG LỰC HỌC BÀI 16. ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON I. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Lực tương tác giữa 2 vật: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật. Ví dụ 1: (Câu hỏi 1 HĐ1 SGK/67) Lực làm cho thanh nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt là lực tương tác giữa thanh sắt và nam châm. Khi nam châm tác dụng lực hút lên thannh sắt thì nam châm cũng bị sắt tác dụng lại một lực hút và kéo nam châm lại gần phía sắt. 2. Định luật 3 Newton Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối ABBAFF→→ Hai lực trực đối là hai lực tác dụng theo cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau, có độ lớn bằng nhau và điểm đặt lên hai vật khác nhau Ví dụ 2: (Câu hỏi SGK/67) Cặp lực ABF→ và BAF→ còn được gọi là hai lực trực đối 3. Các đặc điểm của lực và phản lực - Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời) - Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy là hai lực trực đối. - Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai vật khác nhau). - Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại. Ví dụ 3: Khi một người bắt đầu bước về phía trước, chân của họ đạp mặt đất ra phía sau và mặt đất tác dụng một lực bằng và ngược chiều lên người đó. Ví dụ 4: (Sách CD) Minh họa các lực trong tương tác giữa Trái Đất và người đứng trên mặt đất.
TRƯỜNG THPT VẬT LÝ 10 - KNTT Trang1 Ví dụ 5: (Sách Physics_11_v3). Hai người đẩy nhau Ví dụ 6: (Sách Physics_11_v3). Phóng tàu con thoi tương tự như thả một quả bóng bay có chứa đầy không khí. Khi tàu con thoi được phóng lên, quá trình đốt cháy dữ dội sẽ đốt cháy khí thải ra khỏi tên lửa đẩy. Lực tác dụng là tên lửa đẩy các khí đi xuống và ra khỏi tên lửa đẩy. Phản lực là các chất khí đẩy ngược lên và ngược lại với tên lửa đẩy. Lực tác dụng lên tên lửa đẩy theo hướng lên lớn hơn lực hấp dẫn và lực cản của không khí tác dụng xuống dưới. Ví dụ 7: (Sách Physics_11_v3). Hai vận động viên bóng bầu dục cùng đâm vào nhau và một vận động viên đâm vào tường. Ví dụ 8: (Kiến thức SGV CTST) Đệm nhún lò xo được chế tạo và hoạt động dựa trên định luật III Newton. Khi người chơi tác dụng lực vào đệm bằng cách bật nhảy hoặc rơi xuống chạm vào đệm, đệm sẽ tác dụng một lực ngược lại lên người chơi để đẩy người chơi bật lên trên. Đệm nhún lò xo còn được ứng dụng trong biểu diễn chuyên nghiệp. XDF→ DXF→ TNF→ N→ TNF→ P→
TRƯỜNG THPT VẬT LÝ 10 - KNTT Trang1 II. PHÂN LOẠI BÀI TẬP 1. Dạng 1: Bài tập củng cố lí thuyết. 1.1: Phương pháp giải Áp dụng định luật 3 newton, lực tương tác giữa 2 vật Áp dụng đặc điểm của lực và phản lực Bài 1: (Câu hỏi 2 HĐ1 SGK/67) Xe lăn 1 có khối lượng m 1 và có gắn một lò xo nhẹ. Xe lăn 2 có khối lượng m 2 . Ta cho hai xe áp lại gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo. Hiện tượng gì xảy ra khi đốt sợi dây buộc. Hướng dẫn giải Khi đốt sợi dây buộc thì hai xe bị lò xo đẩy về hai phía, xe 1 bị đẩy di chuyển về phía bên trái, xe 2 bị đẩy di chuyển về phía bên phải. Lò xo khi chịu tác dụng của lực nén do 2 xe bị buộc bởi sợi dây thì nó đồng thời tác dụng lực đẩy lên 2 xe, làm chúng di chuyển về hai phía khác nhau khi sợi dây bị đốt. Bài 2: (Câu hỏi 1b SGK/68) Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong trường hợp dùng búa đóng đinh vào gỗ?. Hãy nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực trong trường hợp lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh tác dụng lên búa?. Hướng dẫn giải Cặp lực và phản lực khi búa đóng vào đinh vào gỗ: -Áp lực 1F→ búa tác dụng vào đinh và phản lực  2F→ do đinh tác dụng trở lại búa. -Lực do đinh 3F→ tác dụng lên thanh gỗ và phản lực 4F→ do gỗ tác dụng lại đinh. -Lực do gỗ 5F→ tác dụng vào sàn nhà và phản lực 6F→ do sàn nhà tác dụng lại lên thanh gỗ. 6F→ 4F→ 3F→ 5F→
TRƯỜNG THPT VẬT LÝ 10 - KNTT Trang1 Lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh tác dụng lên búa có đặc điểm: - Điểm đặt trên hai vật khác nhau, cùng xuất hiện hoặc mất đi đồng thời. - Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. Bài 3: (Câu hỏi c đầu bài SGK/67) Móc hai lực kế vào nhau rồi kéo một trong hai lực như hình dưới. a. Nếu cả hai tiếp tục kéo về hai phía ngược nhau với độ lớn lực tăng lên thì số chỉ của hai lực kế sẽ thay đổi thế nào? b. Nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế sẽ giống nhau hay khác nhau? Hướng dẫn giải a.Nếu cả hai tiếp tục kéo về hai phía ngược nhau với độ lớn tăng lên thì số chỉ của hai lực kế sẽ tăng lên nhưng các số chỉ đó vẫn bằng nhau (chú ý tới giới hạn đo của lực kế). b.Nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế giống nhau. Vì lực kế 1 tác dụng lực kéo vào lực kế 2 một lực thì lực kế 2 cũng sẽ tác dụng vào lực kế 1 một lực có độ lớn tương đương. Bài 4: (Câu hỏi 1a, 2 SGK/68) Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong trường hợp sau: a.Quyển sách nằm yên trên mặt bàn b.Quyển sách nằm yên có phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực hay không? Hướng dẫn giải a.Cặp lực và phản lực: Trọng lượng của quyển sách tác dụng lên mặt bàn một lực nén F→ (áp lực F→ của quyển sách lên mặt bàn) và quyển sách tác dụng lên mặt bàn phản lực N→  (phản lực N→ của bàn trở lại quyển sách, trái Đất tác dụng lên quyển sách trọng lực P→ ). b.Quyển sách nằm yên không phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực. Vì 2 lực này đặt của trên hai vật khác nhau: lực ép F→ có điểm đặt tại mặt bàn còn phản lực N→ có điểm đặt tại quyển sách. Quyển sách nằm yên là kết quả của cặp lực cân bằng giữa trọng lực P→ và phản lực N→ cùng đặt vào quyển sách. Bài 5: (Câu hỏi trang 68 Sách CD) Hãy biểu diễn cặp lực – phản lực giữa hai cực từ gần nhau của hai nam châm

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.