Content text FILE ĐỀ SỐ 3.pdf
THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THANH HOÁ HOCTOTVATLI.VN – CHUNG TAY VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TỈNH NHÀ! SỞ GD & ĐT THANH HÓA LIÊN TRƯỜNG THPT, PT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn thi: VẬT LÍ Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) GIÁO VIÊN RA ĐỀ: Nguyễn Thế Mạnh – Trường THPT Đông Sơn 1 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN: Nguyễn Tiến Nam - Trường THPT Hoằng Hoá 2 PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng) Câu 1: Vật dao động điều hoà theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng. B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi. C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos. D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động. Câu 2: Hình dưới biễu diễn thang sóng điện từ theo thứ tự tăng dần của bước sóng Vùng A, B, C và D lần lượt là A. tia X, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, sóng vi ba. B. tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, sóng vi ba. C. sóng vi ba, Tia X, tia hồng ngoại, tia tử ngoại. D. sóng vi ba, Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại. Câu 3. Cho hệ đường sức điện do 3 điện tích 1 q , 2 q và 3 q tạo thành như ở hình. Kết luận đúng là A. q1 < 0, q2 > 0 và q3 > 0. B. q1 > q2. C. |q3 | > |q2 | > |q1 |. D. q2 < 0 và q3 > 0. Câu 4: Đồ thị biểu diễn độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không phụ thuộc vào khoảng cách r được cho như hình vẽ bên. Tỉ số F2 F1 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Bóng đèn sợi đốt 1 có ghi 220 V − 100 W và bóng đèn sợi đốt 2 có ghi 220 V − 25 W. Mã đề 687 Ánh sáng nhìn thấy O r F F1 F2
THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THANH HOÁ HOCTOTVATLI.VN – CHUNG TAY VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TỈNH NHÀ! Mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 220 V thì công suất tiêu thụ của các đèn lần lượt là P1 và P2. Cho rằng điện trở của mỗi đèn có giá trị không đổi. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đèn 1 sáng hơn đèn 2. B. P1 = 4P2 . C. P2 = 4P1 . D. Hai đèn đều sáng bình thường. Câu 6: Cho hai viên bi thép giống nhau, rơi tự do từ cùng một độ cao. Viên thứ nhất rơi xuống đất mềm, còn viên thứ hai rơi xuống sàn đá rồi nảy lên đến độ cao nào đó và người ta bắt lấy nó thì A. hai viên bi nóng lên bằng nhau. B. viên thứ nhất nóng lên nhiều hơn. C. viên thứ hai nóng lên nhiều hơn. D. hai viên lạnh xuống. Câu 7: Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 5 1 . ,8.10 J/kg Câu nào dưới đây là đúng? A. Khối đồng sẽ tỏa ra nhiệt lượng 5 1,8.10 J khi nóng chảy hoàn toàn. B. Mỗi kilôgam đồng cần thu nhiệt lượng 5 1,8.10 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng 5 1,8.10 J để hóa lỏng. D. Mỗi kilôgam đồng tỏa ra nhiệt lượng 5 1,8.10 J khi hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. Câu 8: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng nên lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 9: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp? A. V/T = hằng số. B. V ~ 1/T. C. V ~ T. D. V1/T1 = V2/T2. Câu 10: Trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và áp suất thì A. số phân tử trong một đơn vị thể tích của các chất khí khác nhau là như nhau. B. các phân tử của các chất khí khác nhau chuyển động với vận tốc như nhau. C. khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ so với kích thước của các phân tử. D. các phân tử khí khác nhau va chạm vào thành bình tác dụng vào thành bình lực bằng nhau. Câu 11: Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích A. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. B. không đổi. C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. tăng tỉ lệ với bình phương áp suất. Câu 12: Một khối khí ban đầu có các thông số trạng thái là p0, V0, T0. Biến đổi đẳng áp đến 2V0 sau đó nén đẳng nhiệt về thể tích ban đầu. Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng quá trình trên ? 2V0 0 V T Hình 3 V0 T0 2T0 Hình 4 P0 0 V0 p V 2V0 Hình 1 p0 0 V0 p 2V0 V 2p0 0 p T Hình 2 p0 T0 2T0
THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THANH HOÁ HOCTOTVATLI.VN – CHUNG TAY VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TỈNH NHÀ! A. Hình 2. B. Hình 1. C. Hình 4. D. Hình 3. Câu 13: Lấy 0,01kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2 kg nước ở 9,5 0C. Nhiệt độ cuối cùng là 400C, cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt hóa hơi của nước bằng A. 2,3.10 6 J/kg. B. 2,5.10 6 J/kg. C. 3,2.10 6 J/kg. D. 2,7.10 6 J/kg. Câu 14: Trong hai nhiệt lượng kế có chứa hai chất lỏng khác nhau ở hai nhiệt độ ban đầu khác nhau. Người ta dùng một nhiệt kế, lần lượt nhúng đi nhúng lại vào nhiệt lượng kế 1 rồi vào nhiệt lượng kế 2. Số chỉ của nhiệt kế lần lượt là 82°C, 16°C, 76°C, 19°C. Đến lần nhúng tiếp theo nhiệt kế chỉ giá trị gần nhất là A. 70°C. B. 72°C. C. 73°C. D. 71°C. Câu 15: Một bình hình trụ có bán kính đáy R1 = 20 cm được đặt thẳng đứng chứa nước ở nhiệt độ t1 = 10°C. Người ta thả một quả cầu bằng nhôm có bán kính R2 = 10 cm ở nhiệt độ t2 = 30°C vào bình thì khi cân bằng mực nước trong bình ngập chính giữa quả cầu. Cho khối lượng riêng của nước D1 = 1000 kg/m3 và của nhôm D2 = 2700 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/kg.K và của nhôm là c2 = 880 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và với môi trường. Nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là A. 27, 3 ∘C. B. 13, 7 ∘C. C. 23, 7 ∘C. D. 18,95 ∘C. Câu 16: Số phân tử khí Hydro chứa trong 1 m3 có áp suất 200 mmHg và vận tốc căn quân phương 2400 m/s là A. 4.1024 phân tử. B. 4.1021 phân tử. C. 2.1028 phân tử. D. 2.1025 phân tử. Câu 17: Để đo khối lượng nước trong các giọt sương mù trong không khí, người ta cho không khí chứa sương mù vào trong một cái bình kín có thành trong suốt dưới áp suất 100 kPa và nhiệt độ 0 0C. Làm nóng khí chậm đến 820C và có áp suất 150 kPa thì sương mù chứa trong 1m3 không khí là A. 150 gam. B. 122 gam. C. 232 gam. D. 305 gam. Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua hệ hai khe Young, người ta gắn một máy đo cường độ sáng tại một điểm cố định trên màn. Ban đầu, ta thu được vân sáng tại vị trí đặt máy đo. Di chuyển từ từ màn ảnh cùng với máy đo ra xa hai khe theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe. Sự phụ thuộc của cường độ sáng I đo bởi máy đo theo khoảng cách L màn đã dịch chuyển so với vị trí ban đầu được biểu diễn như đồ thị trong hình vẽ. Khoảng cách giữa màn và hai khe Young lúc đầu gần nhất giá trị là A. 2,0 m. B. 3,0 m. C. 4,0 m. D. 5,0 m. Câu 19: Một ấm nước dùng với hiệu điện thế 220V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ 20°C trong thời gian 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước d = 1000 kg/m3 và hiệu suất của ấm là 85%. Điện trở của ấm điện gần nhất với giá trị là
THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THANH HOÁ HOCTOTVATLI.VN – CHUNG TAY VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TỈNH NHÀ! A. 60 Ω. B. 49 Ω. C. 32 Ω. D. 52 Ω. Câu 20: Một vật nhỏ có khối lượng m = 2 kg, nằm trên mặt phẳng nằm ngang, được gắn với lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Đầu trên của lò xo được giữ cho lò xo thẳng đứng và không biến dạng (hình bên). Tại thời điểm t = 0, đầu trên của lò xo được kéo lên theo phương thẳng đứng với tốc độ không đổi v0 = 0,5 m/s. Lấy g = 10 m/s 2 . Đến thời điểm t = 1,6 s độ cao của m so với mặt phẳng ngang là A. 0,48 m. B. 0,54 m. C. 0,75 m. D. 0,62 m. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai) Câu 1: Dao động của con lắc lò xo treo thẳng đứng là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Chọn chiều dương hướng xuống. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v1 và v2 của hai dao động thành phần theo thời gian. a) Con lắc lò xo dao động với chu kì T = 0,6 s. b) Lấy g = π 2 m/s2 , độ biến dạng của lò xo khi ở vị trí cân bằng là 8,9 cm. c) Biên độ dao động của con lắc lò xo là 3√13 cm. d) Biết rằng tại thời điểm t = 0,4 s thì độ lớn của lực đàn hồi tác dụng lên vật nặng của con lắc là 0,3 N. Lấy g = π 2 m/s2 , cơ năng của con lắc bằng 0,217 J. Câu 2: Cho mạch điện như hình vẽ bên: E = 30 V, r = 1 , R1 = 12 , R2 = 36 , R3 = 18 , Coi điện trở Ampe kế không đáng kể. a) Điện trở R2 nối tiếp với R3. b) Điện trở mạch ngoài là 24 . c) Ampe kế chỉ gần đúng là 3,57 A và chiều dòng điện qua nó từ D đến G. d) Đổi chỗ nguồn E và Ampe kế (cực dương của E nối với G). Ampe kế chỉ gần đúng là 0,804A và chiều dòng điện qua nó từ F đến B. Câu 3: Đổ 1,5 lít nước ở nhiệt độ t1 = 20°C vào một ấm nhôm có khối lượng 600 gam ở cùng nhiệt độ với nước, sau đó đun bằng bếp điện. Sau thời gian t = 35 phút thì có 20% khối lượng nước đã hóa hơi ở nhiệt độ sôi t2 = 100°C. Biết rằng, chỉ có 75% nhiệt lượng mà bếp cung cấp được dùng vào việc đun nước. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước ở 100°C là L = 2,26.10 6 J/kg, khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3 . a) Nhiệt lượng có ích mà bếp đã cung cấp cho ấm đựng nước sau thời gian 35 phút là 1223040 J. b) Nhiệt lượng toàn phần của bếp là 1630720 J. c) Tỉ số giữa nhiệt lượng toàn phần của bếp và nhiệt lượng có ích mà bếp đã cung cấp cho ấm đựng nước sau thời gian 35 phút là 3 4 . d) Công suất toàn phần của bếp điện xấp xĩ bằng 7765,3 W. G E, r R2 R3 B R1 D F A