Content text Bài 21. Phenol.docx
DỰ ÁN BIÊN SOẠN HỆ THỐNG GIÁO ÁN HÓA 11 – CT MỚI Trang 1 BÀI 21. PHENOL Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol. - Nêu được tính chất vật lí của phenol. - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm –OH, phản ứng thế ở vòng thơm. - Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả: thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine) với HNO 3 đặc trong H 2 SO 4 đặc; mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của phenol. - Trình bày được ứng dụng của phenol và điều chế phenol (từ cumene và từ nhựa than đá). 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phenol, tự chủ trong kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về mô hình và cấu tạo của phenol. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được khái niệm phenol; đặc điểm chung của phenol. Kỹ năng làm việc nhóm tìm hiểu về tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của phenol. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập (trả lời phiếu học tập, thực hành thí nghiệm, …) 2.2. Năng lực hóa học: a. Nhận thức hoá học: - Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol. - Nêu được tính chất vật lí của phenol. - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm –OH, phản ứng thế ở vòng thơm. - Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả: thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine) với HNO 3 đặc trong H 2 SO 4 đặc; mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của phenol. - Trình bày được ứng dụng của phenol và điều chế phenol (từ cumene và từ nhựa than đá). b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Nhận biết được thành phần của một số hợp chất có chứa phenol. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tác hại của phenol, sự ảnh hưởng của phenol đến môi trường. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
DỰ ÁN BIÊN SOẠN HỆ THỐNG GIÁO ÁN HÓA 11 – CT MỚI Trang 3 d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: GV cung cấp tư liệu về “Những lợi ích của trà xanh (trà matcha) đối với sức khỏe. Yêu cầu HS đọc nhanh và thực hiện trò chơi “Trí nhớ siêu phàm” Luật chơi: Lớp chia làm 4 nhóm, các nhóm quan sát tranh trong khoảng thời gian 60 giây. Sau đó có 60 giây để liệt kê ra những lợi ích của trà matcha. Nhóm nào liệt kê được nhiều lợi ích nhất, chính xác nhất sẽ được cộng 01 điểm vào Kết quả thi đua của nhóm. Báo cáo, thảo luận: Các nhóm thảo luận để đưa ra được nhiều đáp án nhất. Ghi đáp án vào bảng phụ. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận về nhóm thắng cuộc. GV dẫn dắt từ công thức cấu tạo của Catechin trong lá trà xanh là một hợp chất phenol để vào bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: I. KHÁI NIỆM Mục tiêu: Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến ● Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành phiếu bài tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. OHCH2OH ; (1)(2)(ancol benzylic) Em hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo phân tử của 2 chất trên? Từ đó nêu khái niệm phenol. 2. Gọi tên một số phenol có công thức cấu tạo sau: Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene. ● Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm. ● Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa I. Khái niệm 1. So sánh cấu tạo của 2 chất - Chất (1): Nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene. - Chất (2): Nhóm –OH gắn trên nhánh của vòng benzene. - Khái niệm: 2. Gọi tên một số phenol
DỰ ÁN BIÊN SOẠN HỆ THỐNG GIÁO ÁN HÓA 11 – CT MỚI Trang 4 ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm. ● Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận - Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene. - Tên thông thường của một số phenol. - GV giới thiệu một số hợp chất thiên nhiên có chứa phenol. Hoạt động 2: II. Đặc điểm cấu tạo của phenol Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến ● Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm “Mô hình phân tử phenol”, gọi đại diện nhóm có sản phẩm đẹp nhất lên thuyết trình về sản phẩm: - Nêu cấu tạo của phenol. - Nêu ảnh hưởng của vòng benzene, từ đó dự đoán tính chất hóa học của phenol. ● Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tham khảo sản phẩm của nhóm còn lại thông qua hình thức trưng bày. ● Báo cáo, thảo luận: Nhóm có sản phẩm đẹp nhất cử đại diện lên thuyết trình về sản phẩm. ● Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận - Công thức cấu tạo, mô hình phân tử phenol. - Tính chất của phenol: Thế H (tính acid) và thế nguyên tử H của vòng benzene. II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA PHENOL ● Mô hình phân tử ● Nhận xét tính chất của phenol: - Trong phân tử phenol, do ảnh hưởng của vòng benzene nên liên kết O–H của phenol phân cực mạnh hơn so với alcohol, vì vậy phenol thể hiện tính acid yếu. - Do có vòng benzene nên phenol có thể tham gia phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene.