Content text GA_TinHoc12_THƯD_KNTT_ CĐ1. bài 2. Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 2. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Chỉ ra được một số lĩnh vực của khoa học công nghệ và đời sống đã và đang phát triển mạnh mẽ dựa trên những thành tựu to lớn của Trí tuệ nhân tạo. - Nêu được ví dụ để thấy một hệ thống Trí tuệ nhân tạo có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,… - Nêu được cảnh báo về sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo trong tương lai. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: - Chỉ ra được sự phát triển của một số lĩnh vực khoa học và đời sống dựa trên những thành tựu to lớn của AI. - Nêu được ví dụ về hệ thống AI có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,… - Nêu được mặt trái của sự phát triển AI. 3. Phẩm chất
2 - Hình thành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong Tin học. - Biết đánh giá, phê phán các thông tin, nghiên cứu và tuyên bố về AI, giúp phân biệt giữa quảng cáo và thực tế. - Có khả năng sẵn sàng học hỏi và tự cập nhật kiến thức, bởi AI là một lĩnh vực không ngừng phát triển và đổi mới. - Biết đánh giá tác động, tiềm năng và giới hạn của các ứng dụng AI trong thực tế. - Rèn luyện tính kiên nhẫn và tập trung trong học tập. - Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu. - HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức, vở ghi, máy tính. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được các quan điểm đa dạng và đôi khi mâu thuẫn về tương lai của AI và vai trò của nó đối với xã hội con người. b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để đưa ra ý kiến trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm học tập, cho HS xem các video về ứng dụng của AI, sự đa dạng của AI, sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 9 cho các nhóm thảo luận: Trong các cuộc tranh luận về AI thường có hai quan điểm sau: Trong tương lai, AI sẽ có thể thông minh hơn nhiều và thay thế hoàn toàn con người.
3 AI có thể làm được nhiều việc nhưng không thể thay thế con người. Em ủng hộ quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao? Các video ngắn về công nghệ AI: - Robot gặt lúa: https://www.youtube.com/shorts/eQ1lBprpsho - Robot chơi bóng bàn: https://www.youtube.com/shorts/mPfMt4Qpe9Y - Sinh viên viết luận văn bằng ChatGPT trong 23h: https://www.youtube.com/watch?v=O_bv3jPUU8Q - Tạo video AI: https://www.youtube.com/watch?v=9jWK9ZIN86Y Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - Các nhóm HS thảo luận về các đoạn video mà GV cho xem. - GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Gợi ý trả lời: + Ủng hộ quan điểm “Trong tương lai, AI sẽ có thể thông minh hơn nhiều và thay thế hoàn toàn con người”. Các hệ thống AI hiện đại có khả năng học hỏi từ dữ liệu lớn và thích ứng với các tình huống mới một cách nhanh chóng, cho phép chúng tối ưu hoá và thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây chỉ có con người mới làm được. Với sự tiến bộ trong tự trị và ra quyết định, AI có thể không cần sự can thiệp của con người trong nhiều lĩnh vực, từ lái xe tự động đến quản lí tài chính. … + Ủng hộ quan điểm “AI có thể làm được nhiều việc nhưng không thể thay thế con người”.