Content text ĐỀ 3 - CẤP HUYỆN.docx
ĐỀ 3 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Trong các oxide sau: Na 2 O, MgO, N 2 O 5 , FeO, SO 2 , P 2 O 5 và BaO. Số oxide acid và oxide base tương ứng là A. 3 và 4. B. 4 và 3. C. 5 và 3. D. 6 và 2. Câu 2. Dãy các base bị nhiệt phân hủy là A. Fe(OH) 3 , NaOH, Ba(OH) 2 , Cu(OH) 2 . B. Cu(OH) 2 , Zn(OH) 2 , Al(OH) 3 , KOH. C. Fe(OH) 3 , Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , Cu(OH) 2 . D. Fe(OH) 3 , Al(OH) 3 , Ba(OH) 2 , Cu(OH) 2 . Câu 3. Khí sulfurdioxide được tạo thành từ cặp chất nào sau đây? A. NaCl và H 2 SO 4 đặc. B. KHSO 3 và HCl. C. Fe và H 2 SO 4 loãng. D. Na 2 SO 4 và HNO 3 . Câu 4. Cho phương trình hóa học: H 2 SO 4 + X BaSO 4 ↓ + ….+ Y↑. Chất X, Y lần lượt là A. BaO và SO 2 . B. BaCl 2 và Cl 2 . C. Ba(OH) 2 và H 2 O. D. BaCO 3 và CO 2 . Câu 5. Oxide tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng tạo ra hỗn hợp hai muối là A. Al 2 O 3 . B. Fe 2 O 3 . C. CuO. D. Fe 3 O 4 . Câu 6. Phản ứng hóa học không xảy ra là A. Ba(HCO 3 ) 2 ot BaO + 2CO 2 ↑ + H 2 O. B. 2Ag + H 2 SO 4 (loãng) Ag 2 SO 4 + H 2 C. 2Fe + 6H 2 SO 4 (đặc) ot Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2 ↑ + 6H 2 O. D. Mg + 2FeCl 3 MgCl 2 + 2FeCl 2 . Câu 7. Cho các phát biểu sau: 1. Tất cả các kim loại đều tác dụng được với dung dịch acid HCl, H 2 SO 4 loãng tạo ra muối và giải phóng khí H 2 . 2. CO 2 và dung dịch NaOH phản ứng với nhau theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra muối trung hòa. 3. Ngâm một lá Zinc (Zn) trong dung dịch CuSO 4 , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch không màu và kim loại có màu đỏ. 4. Oxide lưỡng tính là oxide tác dụng được với dung dịch acid và dung dịch base. 5. Magnessium, Aluminium là các kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các oxide MgO và Al 2 O 3 . 6. Silver (Ag) tác dụng với oxygen ở nhiệt độ cao tạo ra silver oxide (Ag 2 O). Các phát biểu sai là A. 1, 2. B. 1, 2, 6. C. 2, 3, 5. D. 4, 5, 6. Câu 8. Hiện tượng xảy ra khi dẫn từ từ khí CO 2 đến dư đi qua dung dịch Ba(OH) 2 là A. Ban đầu chưa có hiện tượng gì, sau xuất hiện kết tủa trắng. B. Xuất hiện kết tủa trắng bền. C. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau kết tủa tan hết tạo thành dung dịch không màu. D. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau kết tủa tan một phần. Câu 9. Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong dịch (có xảy ra phản ứng hóa học)? A. K 2 CO 3 và Na 2 CO 3 . B. AgCl và H 2 SO 4 . C. CuCl 2 và FeCl 3 . D. FeCl 3 và Cu.
Câu 10. Có ba muối đựng trong ba lọ mất nhãn là BaCl 2 , CuSO 4 , BaCO 3 . Thuốc thử để nhận biết ba muối trên là A. H 2 SO 4 . B. HCl. C. NaOH. D. K 2 SO 4 . Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 22,4 gam Iron trong dung dịch HCl, thu được m gam muối và V (lít) khí H 2 (đkc). Giá trị của m và V là A. 30,4 gam và 4,958 lít. B. 40,8 gam và 3,7185 lít. C. 50,8 gam và 7,437 lít. D. 50,8 gam và 9,916 lít. Câu 12. Trung hòa 200ml dung dịch H 2 SO 4 0,1M bằng dung dịch KOH 20%. Khối lượng của dung dịch KOH cần dùng là A. 2,24 gam. B. 10,4 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6 gam. 2. Trắc nghiệm đúng sai: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh ghi rõ đúng hoặc sai. Câu 1. Cho lần lượt từng kim loại sau: Na, Fe, Ag, Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4 . a. Có 3 kim loại đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối là Na, Fe, Zn. b. Chỉ có 2 kim loại đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối là Fe, Zn. c. Cả 4 kim loại đều tác dụng được với dung dịch CuSO 4 . d. Có 1 trường hợp xuất hiện bọt khí và kết tủa màu xanh. Câu 2. Cho một mẩu iron vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2 SO 4 a. Mẩu iron chìm xuống đáy ống nghiệm. b. Kim loại tan dần, có bọt khí không màu thoát ra. c. Phản ứng tạo thành FeSO 4 và H 2 . d. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch sau thu được phản ứng không thấy hiện tượng gì xảy ra. Câu 3. Sodium (Na) là kim loại có màu trắng bạc, thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn có khả năng phản ứng hóa học với nhiều chất như: a. Sodium tác dụng với nước ở nhiệt độ phòng giải phóng khí H 2 . b. Sodium phản ứng với dung dịch magnesium sulfate sinh ra chất rắn màu trắng. c. Sodium phản ứng với dung dịch acid HCl sinh ra khí không màu. d. Sodium phản ứng với dung dịch copper (II) sulfate sinh ra chất rắn màu đỏ. PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Cho các dung dịch muối vô cơ A, B, C, D chứa các gốc acid khác nhau. Biết A và D là muối của kim loại barium. B và C là muối của sodium. Tiến hành các thí nghiệm sau: - A tác dụng với B tạo kết tủa trắng (không tan trong nước và acid mạnh), khí không màu, không mùi và nặng hơn không khí. - B tác dụng với C thu được dung dịch đồng nhất và khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí. - A tác dụng với C tạo kết tủa trắng tan được trong acid. - D tác dụng với dung dịch AgNO 3 thu được kết tủa trắng. Xác định công thức hóa học của các dung dịch muối trên. 2. Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a. Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại? b. Vì sao lúc trời nắng to thì không nên bón phân đạm urea cho cây trồng?
c. Khi làm thí nghiệm, nếu do bất cẩn mà bị vài giọt acid sunfuric đặc dây vào tay thì phải dội nước ngay nhiều lần hoặc cho nước chảy mạnh vào tay khoảng 3-5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO 3 10% (không được rửa bằng xà phòng). Câu 2. (2,0 điểm). 1. Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaCl, MgCl 2 , NaOH. Không dùng thêm hóa chất nào, hãy nhận biết các dung dịch trên. 2. Hỗn hợp X gồm các chất có cùng khối lượng sau: Na 2 O, Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , CuO. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách các kim loại ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng mỗi kim loại. Câu 3 (2,0 điểm). 1. Trong phòng thí nghiệm người ta thường tiến hành điều chế khí X tinh khiết theo hình vẽ dưới đây: a. Hãy cho biết khí X là khí gì? Nêu vai trò của bình chứa dung dịch NaCl bão hòa, bình chứa dung dịch H 2 SO 4 đặc và bông tẩm dung dịch NaOH đặc. b. Có thể thay dung dịch H 2 SO 4 đặc bằng CaO được không? Tại sao? c. Tại sao các thí nghiệm trên dùng dung dịch NaCl bão hòa mà không dùng dung dịch khác? 2. Từ quặng dolomit CaCO 3 .MgCO 3 , hãy trình bày phương pháp hóa học điều chế hai kim loại riêng biệt là Ca và Mg. Câu 4. (2,0 điểm). 1. Cho m (g) bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO 3 ) 2 1M và AgNO 3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối (trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất rắn. Giá trị của m là: 2. Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A: MgCO 3 , CaCO 3 , BaCO 3 thì thu được khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào trong dung dịch nước vôi trong thì thu được 10 gam kết tủa và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C tới phản ứng hoàn toàn thì thấy tạo thành thêm 6 gam kết tủa. Tính % khối lượng của MgCO 3 nằm trong hỗn hợp A. Câu 5. (2,0 điểm). Hỗn hợp A gồm CuO, Fe x O y , Al 2 O 3 . Cho H 2 dư đi qua hỗn hợp trên ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn, hấp thụ hoàn toàn hơi nước vào 100,0 gam dung dịch H 2 SO 4 98% đặc, thu được dung dịch H 2 SO 4 96,609%. Mặt khác, hỗn hợp A ở trên phản ứng vừa đủ với 170 ml dung dịch H 2 SO 4 1 M, thu được dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 5,2 gam chất rắn. Xác định công thức Iron oxide và tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Câu 6. (2,0 điểm). 1. Hãy giải thích vì sao: a) Các bể chứa xăng thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc? b) Khi tiếp xúc lâu dài với xăng sẽ làm cho da bị phồng rộp và gây đau nhức?
c) Xăng dầu nhiên liệu cho ô tô, xe máy là hỗn hợp của các hydrocarbon mạch nhánh 5121124CH–CH trong đó có octane là chất có khả năng chịu kích nổ tốt. Vì sao người ta không dùng một loại hydrocarbon (ví dụ octane để làm xăng mà lại dùng hỗn hợp các hydrocarbon? 2. Đốt cháy hoàn toàn 4,0 g một hỗn hợp hai hydrocarbon X liên tiếp, cùng dãy đồng đẳng. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H 2 SO 4 đặc và bình đựng dung dịch KOH dư. Thấy khối lượng các bình tăng lần lượt là 5,4 g và 8,8 g. Xác định công thức phân tử của hai hydrocarbon trong X? Tính số mol từng khí trong hỗn hợp? Câu 7. (2,0 điểm). Trong bình kín chứa hỗn hợp khí A gồm 0,3 mol C 2 H 4 và 0,2 mol H 2 (đkc) có ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí B. 1. Hỏi, khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí B so với hỗn hợp khí A tăng hay giảm, vì sao? Tìm khoảng biến thiên khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí B. 2. Cho khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí B bằng 22 gam. Hãy tính hiệu suất của phản ứng xảy ra. Sục toàn bộ hỗn hợp khí B vào bình chứa dung dịch nước bromine thì tổng khối lượng bình chứa dung dịch nước bromine có thể tăng lên tối đa là bao nhiêu? ----- HẾT -----