PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lớp 12. Đề KT chương 7 (đề số 3).docx

CHƯƠNG VII. KIM LOẠI NHÓM IA, IIA (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 7 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Kim loại Na ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản là A. 3s 2 3p 5 . B. 3s 2 . C. 3s 1 . D. 3s 2 3p 1 . Câu 2. Nguyên tố kim loại nào sau đây tạo nên thành phần chính của đá vôi? A. Magnesium. B. Calcium. C. Strontium. D. Barium. Câu 3. Tính khử của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Không đổi. C. Không có quy luật. D. Giảm dần. Câu 4. Sodium hydrogencarbonate được dùng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh A. đau dạ dày do dư acid. B. đau da dày do thiếu acid. C. thoái hóa cột sống. D. viêm cơ. Câu 5. Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu thường chứa các ion nào sau đây? A. Ca 2+ , Mg 2+ , SO 4 2- , Cl - . B. Ca 2+ , Mg 2+ , HCO 3 - . C. Ca 2+ , Ba 2+ , Cl - . D. Ca 2+ , Mg 2+ , SO 4 2- . Câu 6. X và Y là các hợp chất vô cơ của một kim loại kiềm, có nhiều ứng dụng trong thực tế và khi đốt nóng ở nhiệt độ cao trên đèn khí cho ngọn lửa màu vàng. Biết chúng thoả mãn các sơ đồ sau: X + NaOH  Y + H 2 O X ot Y Y là chất nào sau đây? A. NaOH. B. K 2 CO 3 . C. Na 2 CO 3 . D. NaHCO 3 . Câu 7. Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có A. điện tích hạt nhân khác nhau. B. cấu hình electron khác nhau. C. bán kính nguyên tử khác nhau. D. kiểu mạng tinh thể khác nhau. Câu 8. Kim loại Li nên được bảo quản trong A. dầu hỏa khan. B. phenol. C. khí trơ. D. bình hút ẩm. Câu 9. Trong công nghiệp, kim loại kiềm thổ thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối chloride. Quá trình khử xảy ra tại cathode là A. M  M + + le. B. M + + le  M. C. M 2+ + 2e  M. D. M  M 2+ + 2e. Câu 10. Cho các phát biểu sau: (a) Soda là chất bột màu trắng, tan trong nước tạo môi trường trung tính. (b) Soda có thể được dùng để làm mềm nước cứng. (c) Soda bền với nhiệt hơn so với baking soda. (d) Chất béo có thể bị thuỷ phân trong dung dịch soda tạo thành xà phòng. (e) Có thể dùng baking soda thay cho soda trong việc tẩy rửa lớp dầu, mỡ bám vào bồn rửa. Số phát biểu đúng là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Cho dung dịch Ca(OH) 2 vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 sẽ Mã đề thi: 073
A. có kết tủa trắng. B. có bọt khí thoát ra. C. có kết tủa trắng và bọt khí. D. không có hiện tượng gì. Câu 12. Để vôi sống (CaO) lâu ngày trong không khí, vôi sống sẽ cứng lại và giảm chất lượng. Hiện tượng này được giải thích bằng phản ứng nào dưới đây? A. 2CaO  2Ca + O 2 . B. CaO + CO 2  CaCO 3 . C. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O  Ca(HCO 3 ) 2 . D. CaO + H 2 O  Ca(OH) 2 . Câu 13. Loại nước gặp nhiều trong tự nhiên (nước ngầm, nước mặt) là A. nước mềm. B. nước cứng vĩnh cửu. C. nước cứng tạm thời. D. nước cứng toàn phần. Câu 14. Phát biểu nào san đây đúng? A. NaCl là chất rắn, dễ tan trong nước là thành phần chính của muối ăn. B. Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn thu được dung dịch NaOH. C. Dung dịch NaHCO 3 0,1M có pH < 7. D. Không thể phân biệt được ion Na + và K + dựa vào màu ngọn lửa khi đốt các hợp chất của chúng. Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây không phải của nước cứng? A. Làm tăng tính acid của nước, gây ngộ độc nước uống. B. Làm giảm tác dụng của xà phòng. C. Làm tắc các đường ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống. D. Nấu đồ ăn bằng nước cứng sẽ giảm mùi vị thực phẩm. Câu 16. Cho dung dịch Ba(NO 3 ) 2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO 3 , Na 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , NaHSO 4 . Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Để nhận biết bốn hợp chất không màu: NaCl, CaCl 2 , SrCl 2 và BaCl 2 , người ta đốt từng mẫu hợp chất trên ngọn lửa đèn khí (không màu), dựa vào màu ngọn lửa để nhận biết mỗi hợp chất. Phát biểu nào sau đây là sai? A. NaCl cháy cho ngọn lửa màu vàng. B. CaCl 2 cháy cho ngọn lửa màu đỏ cam. C. SrCl 2 cháy cho ngọn lửa màu tím. D. BaCl 2 cháy cho ngọn lửa màu lục. Câu 18. Nước Javel là hỗn hợp hai muối sodium chloride (NaCl) và sodium hypochlorite (NaClO). Muối NaClO có tính oxi hóa rất mạnh, do vậy nước Javel có tính tẩy màu và sát trùng. Do đó nó thường được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và tẩy uế chuồng trại vệ sinh. Trong công nghiệp, nước Javel được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch sodium chloride nồng độ 20% trong thùng điện phân không có màng ngăn. Quá trình này xảy ra hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Sodium chloride bị điện phân thành sodium hydroxide giải phóng khí hydrogen và chlorine: 2NaCl + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 + Cl 2 Giai đoạn 2: Khí chlorine sinh ra phản ứng với dung dịch sodium hydroxide để tạo ra nước Javel: Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O Một loại nước Javel được sản xuất theo phương pháp trên, có nồng độ sodium chloride là 9,03%. Biết khí hydrogen không tan trong dung dịch, khí chlorine sinh ra bị hấp thụ hoàn toàn. Nồng độ sodium hypochlorite trong loại nước Javel này là A. 14,74%.        B. 14,06%.        C. 11,00%.      D. 14,00%. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt phân muối nitrate của kim loại nhóm IIA (R) (R(NO 3 ) 2 (s) ot RO(s) + 2NO 2 (g) + ½O 2 (g)) theo bảng sau: Muối R(NO 3 ) 2 (s) Mg(NO 3 ) 2 Ca(NO 3 ) 2 Sr(NO 3 ) 2 Ba(NO 3 ) 2 o r298H(kJ) 255,2 369,5 452,4 506,2 a. Độ bền nhiệt của các muối nitrate của kim loại nhóm IIA có xu hướng tăng dần từ Mg(NO 3 ) 2 tới Ba(NO 3 ) 2 .
b. Dựa vào bảng giá trị biến thiên enthalpy chuẩn ở trên có thể dự đoán xu hướng biến đổi độ bền nhiệt của R(NO 3 ) 2 . c. Phản ứng nhiệt phân muối nitrate của kim loại nhóm IIA (R(NO 3 ) 2 ) là phản ứng oxi hoá – khử, trong đó vai trò chất oxi hoá là R 2+ . d. Nhiệt độ phân huỷ theo thứ tự sau: Mg(NO 3 ) 2 < Ca(NO 3 ) 2 < Sr(NO 3 ) 2 < Ba(NO 3 ) 2 . Câu 2. Cho độ tan của các hydroxide kim loại nhóm IIA ở 20 °C như sau: Hydroxide Mg(OH) 2 Ca(OH) 2 Sr(OH) 2 Ba(OH) 2 Độ tan (g/100 gam nước) 0,00125 0,173 1,77 3,89 (Nguồn: JohnA. Dean (1999), Hand book of Chemistry, Fifteenth Edition, McGraw-Hill, Inc.) a. Độ tan của các hydroxide giảm dần từ Mg(OH) 2 đến Ba(OH) 2 . b. Mức độ phản ứng với nước tăng dần từ Mg đến Ba. c. Ở 20 °C, nồng độ dung dịch Ba(OH) 2 bão hoà là 3,89%. d. Mg(OH) 2 là chất không tan, Ca(OH) 2 là chất ít tan. Câu 3. Thực hiện thí nghiệm đốt cháy kim loại kiềm (M) trong khí oxygen: Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na và K vào các muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa nhanh vào các bình tam giác chịu nhiệt chứa khí oxygen. a. Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần: Li, Na và K. b. Trong các thí nghiệm trên, kim loại K phản ứng cháy chậm nhất. c. Các thí nghiệm trên xảy ra theo phương trình hoá học: 4M + O 2  2M 2 O. d. Lấy các chất rắn thu được sau khi đốt, cho vào mỗi cốc nước và khuấy lên, thấy các chất rắn đều không tan trong nước. Câu 4. Nhiệt tạo thành của một số chất được cho trong bảng sau: Chất Na 2 CO 3 (s) NaHCO 3 (s) Na 2 O(s) CO 2 (g) H 2 O(l) o1 f298H(kJ.mol) –1 130,70 –950,81 –414,20 –393,51 –285,83 a. Quá trình hình thành muối NaHCO 3 từ các đơn chất thuận lợi về năng lượng hơn so với quá trình hình thành muối Na 2 CO 3 từ các đơn chất. b. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2NaHCO 3 (s)  Na 2 CO 3 (s) + H 2 O(l) + CO 2 (g) là –91,28 kJ. (1) c. Phản ứng Na 2 CO 3 (s)  Na 2 O(s) + CO 2 (g) không diễn ra ở điều kiện thường, phù hợp với giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng khá dương. d. Na 2 CO 3 bền với nhiệt hơn NaHCO 3 . PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các kim loại sau: Na, Sr, Be, Ba, K, Mg và Cu. Có bao nhiêu kim loại kiềm thổ trong các kim loại trên? Câu 2. Cho các kim loại sau: beryllium, magnessium, calcium, strontium và sodium. Có bao nhiêu kim loại tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường? Câu 3. Một hộ gia đình mua vôi sống để khử chua cho một thửa ruộng có diện tích là 720 m 2 với liều lượng 2 kg/100 m 2 . Biết giá vôi sống là 20 nghìn đồng/kg. Hộ gia đình trên cần bao nhiêu nghìn đồng để mua vôi sống? Câu 4. Ở 25 o C, độ tan của CaSO 4 trong nước là 1,47.10 -2 mol/L. Trộn 50 mL dung dịch Ca(NO 3 ) 2 0,10M với 50 mL dung dịch Na 2 SO 4 0,01 M, thu được lượng nhỏ kết tủa và 100 mL dung dịch. Bỏ qua sự thuỷ phân của các ion. Xác định % lượng Ca 2+ đã kết tủa. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho mẩu nhỏ Na vào cốc đựng nước dư. (2) Điện phân dung dịch KCl bão hoà, có màng ngăn điện cực. (3) Cho dung dịch H 2 SO 4 vào dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 . (4) Đun sôi dung dịch gồm CaCl 2 và NaHCO 3 . Liệt kê các thí nghiệm tạo ra chất khí theo dãy số thứ tự tăng dần (ví dụ: 1234, 24,…).
Câu 6. Một mẫu nước cứng có nồng độ các ion Na + , Ca 2+ , Mg 2+ , Cl – , SO 4 2– và HCO 3 – tương ứng là: 1,2 mM; 3,0 mM; 1,0 mM; 0,6 mM; 0,1 mM và x mM (1 mM = 1 mmol.L –1 ), ngoài ra không chứa ion nào khác. Tính tổng khối lượng (mg) chất tan còn lại sau khi đun sôi kĩ 2 lít mẫu nước cứng này. Giả sử các muối MgCO 3 , CaCO 3 hầu như không tan trong nước. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.