Content text DEMO Q1003.pdf
Hình ảnh yêu cầu viết đoạn văn trong bài Thực hành Tiếng Việt, trang 32 Bước 1: Thu thập thông tin Trước tiên tôi đăng nhập vào tài khoản Chat GPT và nhập các câu lệnh tìm kiếm tên các nhân vật thần thoại nổi tiếng và tạo hình ảnh của các nhân vật đó. Một số câu lệnh mà tôi đã sử dụng như: - Cung cấp danh sách tên 10 nhân vật thần thoại nổi tiếng thế giới - Tìm kiếm thông tin và hình ảnh về Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp. - Hiển thị các bức tranh và tượng điêu khắc mô tả Thần Thor từ thần thoại Bắc Âu. Hình ảnh mô tả cách thức sử dụng ChatGPT để khai thác nội dung bài học Bước 2: Chuẩn bị tài liệu Sau khi Chat GPT trả về kết quả, tôi sẽ chọn lọc thông tin, hình ảnh và lưu về máy để trình chiếu cho học sinh quan sát khi dạy các em đến nội dung “Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) phân tích một đặc điểm của nhân vật thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở.” Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Học sinh được chia thành 5 nhóm, các nhóm sẽ quan sát hình ảnh và chia sẻ ý tưởng với nhau theo kỹ thuật “Think - Pair - Share”. Kết thúc hoạt động thảo luận, mỗi học sinh sẽ viết đoạn văn theo hình thức cá nhân dựa vào những thông tin mà các em vừa biết từ ChatGPT và cuộc thảo luận.
Biện pháp 2. Vận dụng kỹ thuật dạy học theo nhóm nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác trong tiết Thực hành Tiếng Việt cho học sinh * Mục đích: Việc vận dụng kỹ thuật dạy học theo nhóm được thực hiện nhằm mục đích nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác giữa các em học sinh. Qua đó, học sinh có cơ hội tương tác, thảo luận và phát triển ý tưởng cùng nhau, từng bước phát triển năng lực ngôn ngữ và Thực hành Tiếng Việt một cách hiệu quả, sáng tạo và tự tin hơn trong môi trường học tập năng động. * Nội dung và cách thực hiện: Bước 1: Xác định mục tiêu: Đặt mục tiêu rõ ràng cho bài học, tập trung vào việc phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác của học sinh. Điều này sẽ giúp định hướng việc lựa chọn và thực hiện các kỹ thuật dạy học nhóm phù hợp. Bước 2: Chọn kỹ thuật nhóm: Dựa vào mục tiêu và nội dung bài học, chọn một kỹ thuật dạy học nhóm thích hợp như “Think - Pair - Share” hay "Trạm" Việc lựa chọn này nên linh hoạt, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của học sinh và nội dung bài học. Bước 3: Tổ chức hoạt động nhóm: Phân chia học sinh thành các nhóm nhỏ, cung cấp nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn cách thực hiện. Trong quá trình hoạt động, giáo viên giám sát và hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh tương tác và hợp tác hiệu quả. Bước 4: Tổng kết và đánh giá: Sau khi hoàn thành hoạt động nhóm, học sinh trình bày kết quả, cùng nhau thảo luận và đánh giá. Giáo viên cung cấp phản hồi, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ và rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau. Ví dụ 1: Trong tiết học tìm hiểu Thực hành Tiếng Việt, trang 32, Ngữ văn 10, Cánh diều, tôi đã sử dụng kỹ thuật “Think - Pair - Share” để tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ “Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) phân tích một đặc điểm của nhân vật thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở.” theo nhóm. Bước 1: Giai đoạn “Think”. Trước tiên tôi cho học sinh hoạt động cá nhân, mỗi em có 3 phút để suy nghĩ và lên ý tưởng viết đoạn văn của mình.