Content text 25. ĐỀ VIP 25 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN 2025 - TA14.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 25 – TA14 (Đề thi có... trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Tình lúa Nguyễn Xuân Hưởng Một đời người bao đời lúa em ơi? Từ thủa hồng hoang lúa đã xanh rồi Bao sương nắng bao thăng trầm phận lúa Mùa nối mùa hạt mới cứ sinh sôi Người đời sau nối theo ngàn thủa trước Hạt lúa thủy chung son sắt nuôi người Người khai mở nền “Văn minh lúa nước” Cho xứ sở này mãi mãi xanh tươi Chúng mình sinh giữa lúa đồng bát ngát Giọt sữa đầu đời - sữa lúa quê hương Lời mẹ ru ấm nồng lời lúa hát Dìu bước ta đi trên mọi nẻo đường Em vẫn hát “... em xinh như cây lúa...” Phơi phới màu xuân “lấp ló đầu bờ” Chắn vắn ôm đòng phơi màu ngậm sữa Khấp khởi đón mùa chắc hạt vàng mơ... Đất nước rộn ràng vui mùa đổi mới Cây lúa quê mình đằm thắm hồn quê Đường hạnh phúc tỏa đi bao hướng tới Tình lúa thiết tha níu gọi ta về. (Tuyển tập văn học Hà Nam 1997 - 2018, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam, NXB Thanh niên, 2019, tr.156) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định dấu hiệu nhận biết thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh miêu tả sức sống mạnh mẽ của cây lúa trong khổ 1. Câu 3. Trình bày hiệu quả của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau: Đất nước rộn ràng vui mùa đổi mới Cây lúa quê mình đằm thắm hồn quê Đường hạnh phúc tỏa đi bao hướng tới Tình lúa thiết tha níu gọi ta về. Câu 4. Nhận xét về cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bốn câu: Chúng mình sinh giữa lúa đồng bát ngát Giọt sữa đầu đời - sữa lúa quê hương Lời mẹ ru ấm nồng lời lúa hát Dìu bước ta đi trên mọi nẻo đường Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết của lối sống biết ơn. (Trình bày khoảng 5-7 dòng) II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình tượng cây lúa trong văn bản phần Đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) Khi còn trẻ, trí tưởng tưởng của tôi không giới hạn. Tôi mơ ước có thể thay đổi thế giới. (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề đặt ra trong câu nói trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Thể thơ: tám chữ - Dấu hiệu nhận biết: mỗi dòng thơ trong bài đều có 8 chữ. 0,5 2 Những hình ảnh miêu tả sức sống mãnh liệt của cây lúa trong khổ 1: lúa đã xanh rồi, mùa nối mùa, hạt mới cứ sinh sôi. 0,5 3 1,0 4 1,0 5 1,0 II LÀM VĂN 6,0 Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình tượng cây lúa trong văn bản phần Đọc hiểu. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. 0,25 1 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích hình tượng cây lúa trong văn bản phần Đọc hiểu. 0,25
1.0 d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25 đ. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 Khi còn trẻ, trí tưởng tưởng của tôi không giới hạn. Tôi mơ ước có thể thay đổi thế giới. (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề đặt ra trong câu nói trên. 4,0 a. Đảm bảo bố cục và dung lượng bài văn nghị luận xã hội Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vấn đề được gợi ra từ câu nói: Khi còn trẻ, trí tưởng tưởng của tôi không giới hạn. Tôi mơ ước có thể thay đổi thế giới 0,5 2.5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 0,25 2 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5