Content text BÀI 14. MOMENT LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT (4 tiết).pdf
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... BÀI 14. MOMENT LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT (4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm bắt kiến thức về moment lực, moment ngẫu lực. - Biết về các quy tắc moment và điều kiện cân bằng của vật. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực trong việc liên hệ thực tiễn để đưa ra câu trả lời cho các phần thảo luận, luyện tập. - Năng lực môn vật lí: Năng lực nhận thức vật lí: + Nêu được khái niệm moment lực, moment ngẫu lực. + Nêu được tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm vật quay. + Phát biểu được quy tắc moment. + Rút ra được điều kiện để vật cân bằng: Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không và tổng moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng không. Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng được quy tắc moment cho một số trường hợp đơn giản trong thực tế. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức vượt qua khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập các nội dung trong bài học cho phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: GV đặt vấn đề dựa theo gợi ý SGK, HS trả lời theo những kiến thức các em đã biết. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu vấn đề, rồi đưa ra câu hỏi dựa vào gợi ý SGK bằng để HS suy nghĩ tìm ra đáp án. CH: Trong trò chơi bập bênh ở hình 14.1, người lớn ở đầu bên trái nâng bổng một bạn nhỏ ở đầu bên phải. Nhưng cũng có khi bạn nhỏ ở đầu bên phải có thể nâng bổng được người lớn ở đầu bên trái. Dựa vào nguyên tắc nào mà bạn nhỏ làm được như vậy?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ về đáp án Bước 3,4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV tiếp nhận câu trả lời của HS rồi đưa ra nhận xét. - GV dẫn dắt vào bài học: Có nhiều tình huống trong thực tế mà lực hoặc hệ lực tác dụng vào vật khônng có tác dụng làm cho vật chuyển động theo hướng của lực mà chỉ làm cho vật quay. Ví dụ như khi ta dùng cờ lê để tháo đai ốc vít thì ốc vít chỉ quay quanh trục của nó. Và cũng có nhiều trương hợp liên quan đến trục quay khác mà ta phải tìm được điểm đặt trục quay hợp lý thì hệ vật gắn vào đó mới được giữ thăng bằng. Ví dụ như trò chơi bập bênh hay các gánh hàng khi đặt lên vai của các bác bán hàng rong. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này. Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học Bài 14. Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Moment lực. Moment ngẫu lực. a. Mục tiêu: + HS nêu được khái niệm moment lực, ngẫu lực, moment ngẫu lực. + HS nêu được tác dụng làm quay của ngẫu lực. b. Nội dung:
- GV đưa ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi mà GV yêu cầu. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm moment lực. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình 14.4 kết hợp với theo dõi SGK, và đặt ra câu hỏi cho HS: CH1. Xét trường hợp lực tác dụng vuông góc với trục quay cố định của vật như trong hình 14.4, bu lông càng dễ quay trong các trường hợp nào? CH2. Có ý kiến cho rằng việc làm cho vật quay phụ thuộc vào yếu tố duy nhất là độ lớn của lực tác dụng vào vật. Em có đồng ý với kiến trên không? - GV chia lớn thành 4 nhóm, làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn để trả lời câu hỏi: 1. Khái niệm moment lực. Trả lời: CH1. Bu lông càng dễ quay trong các trường hợp: + Khi điểm đặt lực cố định (Hình 14.4b): Độ lớn của lực tác dụng lên cờ lê càng lớn. + Khi giữ lực có độ lớn không đổi: Điểm đặt lực càng xa trục quay. CH2. Ý kiến đó không đúng. Vì ngoài phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng thì việc làm cho vật quay còn phụ thuộc vào giá của lực. Trả lời: *Thảo luận 1: Khi lực tác dụng vào cửa có hướng phù hợp thì lực này làm cánh cửa quay. Cụ thể trong hình 14.2, cửa