Content text 236 - TVTT0000243 - Cánh Chung Luận - Tài Liệu Nghiên Cứu.pdf
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CÁNH CHUNG LUẬN
2
3 Cánh Chung Luận _______________________________ (Các Tài Liệu Nghiên Cứu) TÔI TIN XÁC NGÀY SAU SỐNG LẠI [Lm. Augustino Nguyễn Văn Trinh] Dẫn nhập Họ vẫn tranh luận với nhau: "Sống lại từ cõi chết nghĩa là gì?" (Mc 10, 9), một trong số họ quả quyết rằng: "Làm gì có kẻ chết sống lại?" (1Cr 15, 12). Ngoài ra, "họ vừa nghe đến việc người chết sống lại, thì cười nhạo và nói: "Chúng tôi mong được nghe lại khi khác về điều ấy" (Cv 17, 32), một cách mạnh mẽ hơn: "những người thuộc nhóm Sa-đốc là những người nói không có sống lại" (Mt 22, 23). "Chẳng có điều nào trong đức tin Kitô giáo lại bị chống đối mãnh liệt dai dẳng, trường kỳ và say mê như niềm tin vào sự sống lại phần xác. Thực ra, các triết gia ngoại giáo cũng đã nói nhiều tới linh hồn bất tử. Trong nhiều tác phẩm, họ đã nhắc đi nhắc lại rằng tinh thần con người sẽ trường sinh bất tử. Thế nhưng, khi đề cập tới sự sống lại phần xác, là họ không ngần ngại phản đối công khai ngay. Điểm trước tiên họ phản đối, như họ thường cho biết, đó là thân xác đời này không thể nào bay lên tới trời cao được".[1] Nhiều nhà duy tâm duy thiêng cũng không màng tới chuyện thu hồi thể xác của họ, họ không quan tâm tới vấn đề thân xác sống lại (như chính Augustinô). Vì thế, "có những nhà thần học cách đây 30 năm chỉ coi sự phục sinh của Đức Giêsu như là một thứ trang sức bởi vì cái chết và đau khổ của Ngài đủ để cứu "các linh hồn" (Rey mermet), nên lời cuối của kinh Credo: tin xác loài người sống lại, chắc xa lạ với nhiều người thời đại chúng ta[2], vì: "Con người trong văn minh hiện tại ít cảm thấy về những sự cuối cùng. Lý do là, một đàng phong trào và chủ nghĩa tục hoá với thái độ tiêu thụ tham hưởng mọi của cải trần tục; đàng khác, những "hỏa ngục dưới thế" do thế kỷ này gây nên cũng đã khiến người ta "quên"[3]. Họ chỉ muốn: "Nhặt chút hương tĩnh lặng, uống chén trà vô vi, thế gian không hỏi nữa, sinh tử có làm chi." (Lý Bạch). Phản ứng của các Tông Đồ, tín hữu Côrintô, người Hy lạp, nhóm Sa-đốc và những người đồng thời với thánh Augustinô cũng là những phản ứng của nhiều người trong thời đại hôm nay, và những vấn nạn mà họ đặt ra mang chiều kích mới và nhọn bén hơn, bị chi phối do khoa học kỹ thuật và nền "văn minh sự chết". Bất chấp mọi chống
4 đối thờ ơ thường gặp phải, người Kitô hữu vẫn tuyên tín: "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại". "Ngay từ đầu, tin kẻ chết sống lại đã là điều cốt yếu của đức tin Kitô giáo" (GLCG 991). Giáo phụ Tertulianô đã nói một cách chính xác: "Niềm hy vọng của người kitô đặt ở nơi sự kẻ chết sống lại, chính vì tin như thế, mà chúng ta mới là kitô hữu[4], và thánh Phaolô quả quyết: "Nếu không có chuyện kẻ chết sống lại thì Đức Kitô cũng đã không sống lại, và việc anh em tin cũng hão huyền". (1Cr 15, 13– 16). Đó cũng là cố gắng tìm một chỗ đứng cho tín điều này trong toàn bộ cơ cấu đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, đức tin là một tổng hợp, trong đó các tín điều cần được tìm hiểu trong tương quan với nhau, chứ không phải riêng rẽ biệt lập, chỉ có cái nhìn toàn diện về đức tin mới có thể giúp có được những câu trả lời cho lý trí và con tim về những thắc mắc thuần lý cũng như tình cảm chống lại tín điều này. Toàn bộ Kinh Tin Kính, trong cái nhìn lịch sử, mang tính "chiều ngang" thì tín điều: "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại" như là hệ quả tất yếu những "tôi tin" của những tín điều trước và nó như là vết son, đỉnh điểm, cùng đích và hy vọng của người kitô hữu cũng như biểu lộ quyền năng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, điều này có vẻ mang hình thức "vụ lợi": Sau khi con người đã thi hành những "bổn phận" tin đối với Thiên Chúa thì bây giờ đến lúc Thiên Chúa "phải làm", "thực hiện" sự công bằng như là một phần thưởng: "trả công" cho con người. Quả thực, dưới cái nhìn của chủ nghĩa thực dụng, như Wiliam James: "sự thật, đó là sự lợi ích" thì con người quan niệm: "tôn giáo nào hữu hiệu nhất để an ủi con người thoát khỏi những khổ đau của cuộc đời, để làm cho con người thảnh thơi chờ đợi giây phút chót của cuộc hành hương trần thế này của họ, chính tôn giáo đó mới là tôn giáo thật, và nó thật, bởi nó hữu hiệu. Từ đó, tôi tin vì đó là sự lợi ích, hữu hiệu"[5]. Vì thế, cái nhìn của Hans Urs Von Balthasar về con búp bê Nga có chiều hướng tích cực hơn: "Con búp bê của người Nga. Bạn hãy gỡ nó ra, bạn sẽ thấy một con búp bê thứ hai giống y như trước, tuy nhỏ hơn. Hãy gỡ tiếp lớp thứ ba ra, bạn sẽ thấy con thứ ba. Bạn hãy cứ tiếp tục làm như thế cho đến con búp bê cuối cùng nhỏ tí xíu, và bây giờ bạn hãy trổ tài nghệ của bạn: góp gộp lại tất cả những lớp đã được tách gỡ ra đó cho thật khéo, làm sao cuối cùng lại trở về được tình trạng như ban đầu cũng chỉ có một con búp bê duy nhất mà thôi mang trong mình tất cả những con búp bê khác"[6]. Cách nào đó, mối tương quan giữa các tín điều cũng gần như con búp bê Nga "những chân lý Kitô giáo hàm chứa lẫn nhau, cái này nằm trong cái kia và ngược lại" (Balthasar). "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại" đã được "ôm ấp" bởi những tín điều, những "tôi tin" trước đó. Vì thế, "phải ghi nhận rằng trong các bản tuyên xưng có nhiều câu tín lý chứa đầy tính hiện thực về chủ đề thân xác phục sinh"[7].