Content text Lớp 11. Đề KT chương 1 (Đề 3).docx
1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11 – CHƯƠNG 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trạng thái cân bằng của mọi phản ứng thuận nghịch luôn có tốc độ phản ứng thuận … (1) … tốc độ phản ứng nghịch, các phản ứng thuận và nghịch luôn diễn ra. Như vậy, cân bằng hóa học là … (2) … Điền cụm từ thích hợp vào (1), (2) lần lượt là A. (1) lớn hơn, (2) cân bằng động. B. (1) nhỏ hơn, (2) cân bằng tĩnh. C. (1) bằng, (2) cân bằng động. D. (1) bằng, (2) cân bằng tĩnh. Câu 2. Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện? A. Dung dịch đường. B. Dung dịch rượu. C. Dung dịch muối ăn. D. Nước cất. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi mô tả về base yếu? A. Trong dung dịch, không phân li hoàn toàn ra OH – . B. Có khả năng nhận H + . C. Dung dịch nước của chúng dẫn điện. D. Có khả năng cho H + . Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Mg + 2HCl → MgCl 2 + H 2 . B. 2SO 2 + O 2 ⇀ ↽ 2SO 3 . C. C 2 H 5 OH + 3O 2 ot 2CO 2 + 3H 2 O. D. 2KClO 3 ot 2KCl + 3O 2 Câu 5. Phương trình điện li nào dưới đây viết đúng? A. H 2 SO 4 → 2H + + SO 4 – B. NaOH ˆˆ†‡ˆˆ Na + + OH – . C. HF ˆˆ†‡ˆˆ H + + F – . D. AlCl 3 → Al 3+ + Cl 3– . Câu 6. Cho cân bằng tổng quát sau: aA(g) + bB(g) ˆˆ†‡ˆˆ cC(g) + dD(g). Biểu thức tính hằng số cân bằng (K C ) của cân bằng trên là A. C [A].[B] K [C].[D] . B. ab Ccd [A].[B] K [C].[D] . C. cd Cab [C].[D] K [A].[B] . D. C [C].[D] K [A].[B] . Câu 7. Cho phương trình: HCOOH + H 2 O ˆˆ†‡ˆˆ HCOO – + H 3 O + . Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid? A. HCOOH. B. H 2 O. C. HCOO – . D. H 3 O + . Câu 8. Nồng độ mol của cation trong dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,05 M là A. 0,25 M. B. 0,15 M. C. 0,1 M. D. 0,05 M. Câu 9. Khi mưa liên tục nhiều ngày có thể làm cho độ pH của nước trong ao hồ giảm xuống dưới 6,5. Biện pháp nào sau đây xử lí nào sau đây là không phù hợp? A. Tăng cường độ sục khí để tạo điều kiện khuếch tán CO 2 ra ngoài không khí. B. Rắc vôi bột (CaO) vào trong ao hồ để điều chỉnh độ pH. C. Cho muối natri bicarbonate (NaHCO 3 ) vào trong ao hồ để điều chỉnh độ pH. D. Cho phèn chua (KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O) vào trong ao hồ để điều chỉnh độ pH. Câu 10. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh? A. HCl. B. Na 2 S. C. KNO 3 . D. C 2 H 5 OH. Câu 11. Giá trị pH của dung dịch NaOH 0,1 M là A. 1. B. 13. C. 11. D. 3. Câu 12. Cho các nhận xét sau: Mã đề thi: 113
2 (a) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi. (b) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. (c) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau. (d) Với một phản ứng hóa học, khi hằng số cân bằng rất lớn so với 1 thì ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm lớn hơn nồng độ các chất phản ứng. Số nhận xét đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Cho phản ứng: N 2 (g) + 3H 2 (g) ⇀ ↽ 2NH 3 (g); or298H = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất. C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Câu 14. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết A. những ion nào tồn tại trong dung dịch. B. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. C. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. D. không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li. Câu 15. Cho các cân bằng hoá học: (1) CH 4 (g) + H 2 O(g) ⇀ ↽ CO(g) + 3H 2 (g). (3) 2SO 2 (g) + O 2 (g) oxt,t⇀↽ 2SO 3 (g) (2) H 2 (g) + I 2 (g) ⇀ ↽ 2HI(g) (4) 2NO 2 (g) ⇀ ↽ N 2 O 4 (g) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 16. Cho cân bằng sau trong bình thủy tinh kín màu: 2NO 2 (g) (màu nâu đỏ) ⇀ ↽ N 2 O 4 (g) (không màu); rH Khi hơ nóng bình thì màu nâu đỏ đậm dần, điều này chứng tỏ phản ứng thuận có A. rH > 0, phản ứng tỏa nhiệt. B. rH < 0, phản ứng tỏa nhiệt. C. rH > 0, phản ứng thu nhiệt. D. rH < 0, phản ứng thu nhiệt. Câu 17. Để xác định nồng độ của một dung dịch NaOH, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch NaOH này cần 12 mL dung dịch HCl. Nồng độ của dung dịch NaOH trên là A. 0,1. B. 1,2. C. 0,12. D. 0,012. Câu 18. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH (1), CH 3 COOH (2), HCl (3), KNO 3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1). PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đồ thị dưới đây:
3 a. Đường (a) mô tả biến thiên nồng độ chất phản ứng theo thời gian. b. Đường (b) mô tả biến thiên nồng độ chất sản phẩm theo thời gian. c. Thời điểm t 1 là thời điểm phản ứng đạt trạng thái cân bằng. d. Thời điểm t 2 không phải là thời điểm bắt đầu trạng thái cân bằng. Câu 2. Cho trong công nghiệp, khí hydrogen được điều chế như sau: Cho hơi nước đi qua than nung nóng, thu được hỗn hợp khí CO và H 2 (gọi là khí than ướt): (1) 22C()HO()CO()H()sgggˆˆ†‡ˆˆ o r298H=130kJV Trộn khí than ướt với hơi nước, cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác Fe 2 O 3 (2) 222CO()HO()H()CO()ggggˆˆ†‡ˆˆ or298H=42kJV a. Khi tăng nhiệt độ cân bằng (1) sẽ chuyển dịch theo chiều thuận. b. Khi giảm nhiệt độ cân bằng (2) sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch. c. Ở phản ứng (2) nếu lượng hơi nước lấy dư nhiều lần so với khí carbon monoxide thì hiệu suất phản ứng sẽ tăng. d. Khi tăng áp suất, cả hai phản ứng (1), (2) đều chuyển dịch theo chiều nghịch. Câu 3. Dung dịch X có pH = 13, dung dịch Y có pH = 1. a. Nồng độ ion H + trong dung dịch X lớn hơn nồng độ ion H + trong dung dịch Y. b. Dung dịch X có tính base mạnh hơn dung dịch Y. c. Dung dịch X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch Y làm quỳ tím hóa xanh. d. Trộn V mL dung dịch X (giả sử chứa KOH) với V mL dung dịch Y (giả sử chứa HNO 3 ), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2V mL dung dịch Z có pH = 7. Câu 4. Cho ba dung dịch có cùng nồng độ: hydrochloric acid (HCl), acetic acid (CH 3 COOH) và sodium hydroxide (NaOH). Chuẩn độ riêng một thể tích như nhau của dung dịch HCl và dung dịch CH 3 COOH bằng dung dịch NaOH. a. Trước khi chuẩn độ, pH của hai acid bằng nhau. b. Tại các điểm tương đương, dung dịch của cả hai phép chuẩn độ đều có giá trị bằng 7. c. Cần cùng một thể tích sodium hydroxide để đạt đến điểm tương đương. d. Giá trị pH của hai acid tăng như nhau cho đến khi đạt điểm tương đương. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho dãy các chất sau: HBr, HNO 3 , KOH, Ca(OH) 2 , NaHCO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , NaI, HCN, HF, HCOOH. Có bao nhiêu chất điện li mạnh trong dãy chất trên? Câu 2. Trong các phản ứng dưới đây: + 23 – (a) HCl +HOHO+Cl + 324 – (b) NH+HONH+OH⇌ + 3 – 233(c) CHCOOH+HOHO+CHCOO⇌ 32233(c) CHNH+HOCHNH+OH⇌ 2- 323 – (d) CO+HOHCO+ OH⇌ 2–– 2(e)SHOHS+ OH⇌ Có bao nhiêu phản ứng mà nước đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted – Lowry? Câu 3. Cho 10 mL dung dịch H 2 SO 4 với nồng độ mol là 5.10 -3 M vào một bình định mức dung tích 100 mL. Thêm nước vào đến vạch của bình định mức thu được 100 mL dung dịch. Dung dịch đã pha loãng có pH bằng bao nhiêu? Câu 4. Cho cân bằng hoá học sau: 2SO 2 (g) + O 2 (g) ⇀ ↽ 2SO 3 (g); o r298H0 Cho các tác động: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V 2 O 5 , (5) giảm nồng độ SO 3 , (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Có bao nhiêu tác động ở trên làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch?
4 Câu 5. Cho cân bằng: N 2 O 4 (g) ⇀↽ 2NO 2 (g). Ban đầu có 0,02 mol N 2 O 4 trong bình kín có thể tích 500 mL, khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ của N 2 O 4 là 0,0055 M. Giá trị của hằng số cân bằng K C là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm). Câu 6. Hòa tan hoàn toàn a gam CaO vào nước thu được 500 mL dung dịch nước vôi trong (dung dịch A). Chuẩn độ 5 mL dung dịch A bằng HCl 0,1 M thấy hết 12,1 mL. Khối lượng CaO đã bị hòa tan là bao nhiêu gam? Cho nguyên tử khối của O = 16, Ca = 40. (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.