Content text Chuyên đề thơ trữ tình.docx
Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. ÔN TẬP THƠ TRỮ TÌNH (Cấu tứ và yếu tố tự sự trong thơ trữ tình) A. TỔNG QUAN I. MỤC TIÊU 1. NĂNG LỰC 1.1. Năng lực đặc thù - Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố trong thơ trữ tình, cụ thể với lớp 11: Ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ Vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trên văn bản - Học sinh phân tích và xác định được chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản - Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại) - Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài - Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và trình bày quan điểm của bản thân (người đọc) về vấn đề/nội dung được nói đến trong tác phẩm 1.2. Năng lực chung: - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,… 2. Phẩm chất Phát triển các phẩm chất tốt đẹp về tình yêu thương, sự cống hiến, sự dẫn dắt, sự cố gắng, biết đồng cảm và yêu thương,… II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học - Thiết kế bài giảng điện tử - Phương tiện và học liệu + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... + Học liệu: GV sử dụng tranh, ảnh, video liên quan. + Phiếu học tập: Sử dụng các phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói và nghe.
+ Bảng kiểm đánh giá. + Rubric đánh giá. 2. Học sinh - Đọc phần Tri thức Ngữ văn và chuẩn bị bài theo các câu hỏi hướng dẫn ôn tập. - Đọc kĩ phần yêu cầu, định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài tập SGK. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. ÔN TẬP TRI THỨC NGỮ VĂN VỀ THƠ TRỮ TÌNH (Cấu tứ và yếu tố tự sự trong thơ trữ tình) I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù - Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố trong thơ trữ tình, cụ thể với lớp 11, đó là: Ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ Vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trên văn bản - Học sinh phân tích và xác định được chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản - Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại) - Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài - Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và trình bày quan điểm của bản thân (người đọc) về vấn đề/nội dung được nói đến trong tác phẩm 2. Về năng lực chung : Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 3. Về phẩm chất: Phát triển các phẩm chất tốt đẹp về tình yêu thương, sự cống hiến, sự dẫn dắt, sự cố gắng, biết đồng cảm và yêu thương,… II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện: Thực hiện phiếu thông tin K – W – L để thu thập các thông tin mà HS đã học được về thể loại THƠ TRỮ TÌNH Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Thực hiện phiếu thông tin K – W – L để thu thập các thông tin mà HS đã học được về thể loại THƠ TRỮ TÌNH Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và chia sẻ Bước 3. Báo cáo, thảo luận : Câu trả lời của học sinh Bước 4. Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn dắt vào bài học 2.HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Mục tiêu hoạt động: - Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố trong thơ trữ tình, cụ thể với lớp 11, đó là: Ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ Vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trên văn bản - Học sinh phân tích và xác định được chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản - Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại) - Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài - Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và trình bày quan điểm của bản thân (người đọc) về vấn đề/nội dung được nói đến trong tác phẩm b. Nội dung thực hiện: Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa Học sinh thực hành cá nhân – thảo luận nhóm để tìm hiểu phần tri thức ngữ văn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: HS hoàn thành phiếu học tập ôn tập khái quát về thể loại
PHIẾU ÔN TẬP VỀ THỂ LOẠI THƠ TRỮ TÌNH Các yếu tố Cách đặt câu hỏi/Tiếp cận vấn đề 1 Đề tài, chủ đề 2 Thể thơ 3 Cấu tứ (thơ) 4 Yếu tố tượng trưng trong thơ 5 Nhân vật trữ tình 6 Cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong thơ 7 Giá trị thẩm mĩ trong thơ Từ ngữ: Hình ảnh: Biện pháp tu từ: Nhịp điệu: Đối: Vần thơ: Thi luật: 8 Thông điệp, giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh 1. Nêu khái niệm thơ và thơ trữ tình 2. Hoàn thành bảng sau để định hướng tiếp cận các yếu tố trong thơ trữ tình